Để tăng cường năng lượng cho cơ thể, bạn có thể áp dụng nhiều biện pháp, bao gồm điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện thể dục đều đặn và cải thiện giấc ngủ, trong đó bổ sung một số đồ uống giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa…
1. Gợi ý một số đồ uống tăng cường năng lượng, miễn dịch
1.1 Nước ép gừng
Gừng là một loại củ có vị cay nồng, chứa các hợp chất chống viêm và chống oxy hóa như gingerol, có thể giúp:
- Giảm buồn nôn
- Giảm viêm
- Hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh…
Nước gừng được làm từ rễ gừng tươi hoặc bột gừng khô. Một số người có thể trộn nước ép gừng với các thành phần khác như chanh, mật ong hoặc ớt cayenne…
Nước ép gừng có thể giúp tăng cường năng lượng nhờ vào các đặc tính kích thích và chống viêm của gừng. Uống nước ép gừng vào buổi sáng có thể giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và tràn đầy năng lượng hơn.

Nước ép gừng có thể giúp tăng cường năng lượng nhờ vào các đặc tính kích thích và chống viêm của gừng.
1.2 Nước ép nghệ
Nghệ là một loại gia vị màu vàng tươi chứa curcumin - một hợp chất có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Nghiên cứu cho thấy curcumin có thể giúp:
- Giảm viêm trong cơ thể, có lợi cho những người mắc các bệnh viêm như viêm khớp.
- Cải thiện chức năng mạch máu, có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
- Bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương, giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư…
Nước nghệ được làm từ củ nghệ tươi hoặc bột nghệ, thường được kết hợp với tiêu đen để tăng cường hấp thụ curcumin hiệu quả hơn. Nước ép nghệ có thể giúp tăng cường năng lượng, đặc biệt khi được sử dụng vào buổi sáng hoặc giữa các buổi chiều khi cảm thấy mệt mỏi, có thể góp phần tạo cảm giác tỉnh táo và tràn đầy năng lượng.

Nước ép nghệ tăng cường miễn dịch.
1.3 Nước giấm táo
Giấm táo là một loại giấm được làm từ nước ép lên men. Quá trình lên men này chuyển hóa đường trong táo thành rượu, sau đó tiếp tục chuyển hóa thành axit axetic, chất chính tạo nên vị chua đặc trưng của giấm táo. Giấm táo có thể được sử dụng trong nấu ăn, làm đẹp và được cho là có nhiều lợi ích sức khỏe:
- Có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và hỗ trợ mức năng lượng ổn định khi được sử dụng trước bữa ăn.
- Làm tăng cảm giác no và giảm cảm giác thèm ăn, giúp kiểm soát cân nặng.
- Axit axetic trong ACV là một loại men vi sinh góp phần tạo nên sự cân bằng lành mạnh cho vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và chức năng miễn dịch.

Nước giấm táo giúp tiêu hóa, tăng cường năng lượng và miễn dịch…
1.4 Nước ép cỏ lúa mì
Nước ép cỏ lúa mì là nước ép từ chồi trưởng thành của cây lúa mì. Chúng giàu vitamin A, C, E và các khoáng chất thiết yếu như sắt, magiê, canxi, mangan, đồng, selen và kẽm. Nước ép này có tác dụng:
- Cải thiện sức khỏe thận.
- Trung hòa độc tố.
- Bảo vệ tế bào khỏi stress oxy hóa, có khả năng làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
- Giảm viêm.
- Điều chỉnh lượng đường trong máu.
- Hỗ trợ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh…
Nước ép cỏ lúa mì có vị cỏ, kết hợp cỏ lúa mì với chanh, gừng hoặc dứa để tạo ra thức uống đậm đà hơn.

Nước ép cỏ lúa mì.
1.5 Nước ép quả cơm cháy
Quả cơm cháy là loại quả mọng nhỏ, màu tím sẫm, giàu chất chống oxy hóa như vitamin C. Nước ép cơm cháy được làm từ siro hoặc chiết xuất từ quả cơm cháy và có thể giúp:
- Tăng cường hệ thống miễn dịch, đặc biệt là chống lại các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
- Rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cảm lạnh và cúm khi dùng ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của bệnh.
Nước ép cơm cháy có vị chua, hơi ngọt, thường được pha trộn với các nguyên liệu như gừng, mật ong hoặc quế để tăng hương vị và lợi ích sức khỏe tiềm năng.

Nước ép quả cơm cháy.
1.6 Nước ép lô hội
Nước lô hội được làm bằng cách hóa lỏng lớp gel trong suốt bên trong lá lô hội để tạo thành dạng nước uống. Nước lô hội hỗ trợ tiêu hóa theo những cách sau:
- Hoạt động như thuốc nhuận tràng tự nhiên để giảm táo bón.
- Có thể giúp giảm sản xuất axit dạ dày, hỗ trợ kiểm soát chứng ợ nóng (trào ngược axit).
- Giúp duy trì độ ẩm, độ đàn hồi của da, giảm kích ứng da và các dấu hiệu lão hóa.
Nước ép lô hội có vị nhẹ, hơi đắng, tuy nhiên, thêm nước ép trái cây như chanh hoặc dứa có thể làm cho hương vị dễ chịu hơn.

Nước ép lô hội tốt cho tiêu hóa.
2. Lưu ý khi sử dụng đồ uống
Sử dụng các loại nước ép này là một cách thuận tiện để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể và hỗ trợ sức khỏe, nhưng chúng có thể tiềm ẩn một số rủi ro tùy thuộc vào thành phần và tần suất sử dụng.
Các rủi ro tiềm ẩn bao gồm:
- Rối loạn tiêu hóa: Sử dụng các loại nước tăng cường sức khỏe có thành phần đậm đặc như giấm táo, lô hội hoặc gừng có thể gây buồn nôn, ợ nóng, chuột rút hoặc tiêu chảy, đặc biệt là khi dùng quá liều.
- Tương tác thuốc: Một số thành phần, chẳng hạn như nghệ hoặc lô hội, có thể tương tác với thuốc theo toa hoặc thuốc không kê đơn, bao gồm thuốc làm loãng máu hoặc thuốc điều trị tiểu đường.
- Tổn thương men răng: Các thành phần có tính axit như giấm táo có thể làm mòn men răng theo thời gian.
- Phản ứng dị ứng: Một số người có thể bị dị ứng với các thành phần trong thuốc bổ, chẳng hạn như mật ong, có thể gây ra các triệu chứng dị ứng như đau bụng hoặc phát ban trên da.
Tốt nhất nên sử dụng các đồ uống này ở mức độ vừa phải và tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi bổ sung vào chế độ ăn uống, đặc biệt nếu bạn đang điều trị bệnh mạn tính hoặc đang dùng thuốc.
Các loại đồ uống tăng lực tự làm cho phép bạn kiểm soát hoàn toàn các thành phần và tùy chỉnh chúng dựa trên khẩu vị và nhu cầu sức khỏe của cá nhân. Bạn có thể tự làm nước ép trái cây bổ dưỡng tại nhà bằng máy ép trái cây, máy xay sinh tố hoặc máy ép cam. Hãy bắt đầu với những công thức đơn giản chỉ gồm hai hoặc ba nguyên liệu, bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng hai đến ba ngày để có hương vị và độ an toàn tối ưu.
Mời bạn xem thêm video
Chất lượng giấc ngủ giúp tăng cường khả năng miễn dịch | SKĐS