Hà Nội

6 giải pháp tiếp tục thực hiện hiệu quả Mục tiêu thiên niên kỷ trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam

18-11-2013 22:17 | Tin nóng y tế
google news

Sau hơn 20 năm triển khai chính sách của Đảng và Nhà nước và các giải pháp thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, với sự nỗ lực không ngừng, ngành y tế đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong đó có việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ.

Sau hơn 20 năm triển khai chính sách của Đảng và Nhà nước và các giải pháp thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, với sự nỗ lực không ngừng, ngành y tế đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong đó có việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ.

6 giải pháp tiếp tục thực hiện hiệu quả Mục tiêu thiên niên kỷ trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam 1
 Diễu hành tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống lao. Ảnh: Nguyễn Giác

Thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs), ngành y tế đã đạt và vượt một số chỉ tiêu quan trọng như: đã giảm một nửa tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi (thể nhẹ cân) về đích trước thời hạn từ 3 - 4 năm. Từ năm 1998, hàng năm, hệ thống giám sát dinh dưỡng đều thu thập số liệu trẻ thiếu cân, trẻ còi cọc và trẻ em bị suy dinh dưỡng trong độ tuổi từ 0 – 59 tháng tuổi. Tính đến cuối năm 2012, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân đã giảm từ 41% (năm 1990) xuống 16,2% (giảm 24,8 điểm%), tương đương mức giảm hơn 60% và vượt 10% so với mục tiêu đề ra vào năm 2015.

Đáng chú ý, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi đã giảm từ 44,4%o/1990 xuống còn 15,8%o vào năm 2010, khoảng 15,5%o vào năm 2011 và ước đạt 15,0%o vào cuối năm 2012, tức chỉ còn 0,2 điểm %o để đạt mục tiêu 14,8%o vào năm 2015, như vậy, khả năng sẽ đạt mục tiêu trước thời hạn 1 - 2 năm.

Mục tiêu về giảm tử vong mẹ cũng được triển khai mạnh mẽ, theo ước tính của Liên hợp quốc, Việt Nam có tốc độ giảm tử vong mẹ nhanh so với các nước trong khu vực (theo ước tính này, năm 2010, tỷ số tử vong mẹ của Việt Nam đứng thứ 4 trong nhóm 10 nước: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Philippines, Myanmar, Indonesia, Campuchia, Đông Timo, Lào). Tỷ suất chết mẹ ở Việt Nam đã giảm hơn 3 lần từ 233/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 1990 xuống còn 68/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2010. Bên cạnh đó, tỷ lệ phụ nữ có thai được quản lý ngày càng tăng, phản ánh công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước sinh ngày một tốt hơn.

Đối với bệnh dịch HIV/AIDS, ngành y tế Việt Nam cũng đã không ngừng nỗ lực thực hiện hiệu quả mục tiêu chặn đứng và đẩy lùi tình trạng lan rộng của bệnh dịch HIV/AIDS. Có thể nói, đại dịch HIV/AIDS là thách thức to lớn nhất của thời đại, là một trong những nguyên nhân của cuộc khủng khoảng kinh tế xã hội, đe dọa sự ổn định chính trị, xã hội của nhiều quốc gia. Nhận thức được khó khăn này, ngành y tế đã không ngừng triển khai quyết liệt công tác phòng chống HIV/AIDS, qua hơn 2/3 chặng đường, đến năm 2012, số ca nhiễm HIV đã giảm 31,5% so với năm 2001. Ước tính đến cuối năm 2012, Việt Nam đạt 68,3% người được điều trị ARV so với nhu cầu ước tính người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị thuốc kháng virut HIV, nếu so với những người đến đăng ký điều trị ước tính đạt 100%. 

Trong những thập kỷ qua, bằng những nỗ lực của ngành y tế nói chung và hệ thống phòng chống sốt rét nói riêng, với cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển, Chương trình Phòng chống sốt rét đã đạt được những thành công lớn trong việc làm giảm mắc và giảm tử vong do sốt rét. Đến năm 2011, tỷ lệ bệnh nhân sốt rét đã giảm xuống còn 0,52/1.000 dân và tỷ lệ tử vong do sốt rét còn 0,016/100.000 dân. Theo các số liệu ước tính, Việt Nam đã vượt chỉ tiêu MDG của toàn cầu (giảm tới 62% cả hiện mắc và tử vong so với năm 1990).

Về công tác khống chế bệnh lao, hiện nay, Việt Nam được xếp thứ 12 trong 22 nước có số bệnh nhân lao cao nhất và xếp thứ 14 trong 27 nước có lao đa kháng cao nhất thế giới. Theo tốc độ giảm hiện nay, chúng ta có thể đạt được chỉ tiêu này của khu vực vào năm 2015 nếu có tăng đầu tư và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn.

Việt Nam cũng đã đạt được mục tiêu thiên niên kỷ về vệ sinh môi trường. Với sự nỗ lực của Việt Nam, tính đến năm 2015, mục tiêu về vệ sinh môi trường sẽ vượt 16%, đạt 85% và ước tính có thêm khoảng 12,4 triệu người được tiếp cận với các công trình vệ sinh được cải tiến. Riêng lĩnh vực vệ sinh cơ bản được hiểu là đến năm 2015 có 68% hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh.

Mời xem tiếp trên SK&ĐS số 186
 
Minh Châu (Vụ TT&TĐKT-BYT)

Ý kiến của bạn