SKĐS - Theo một cuộc khảo sát của tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) vào năm 2013 ở một số nước châu Á, có rất nhiều những ngộ nhận về canxi cũng như những chứng bệnh do thiếu canxi đang tồn tại.
Những ngộ nhận này có thể là một trong những nguyên nhân mà tại hội thảo lần thứ 3 về Chống loãng xương khu vực Châu Á Thái Bình Dương được thực hiện bởi Tổ chức Chống loãng xương quốc tế (gọi tắt là IOF) vào năm 2013, bà Judy Stenmark, Giám đốc điều hành cấp cao, đã báo cáo loãng xương là một vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng cần được báo động trên khắp Châu Á. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ điểm qua 6 điều hay bị ngộ nhận nhất về canxi cũng như các cách bổ sung canxi.
Vai trò của canxi:
Đa số mọi người đều cho rằng canxi chỉ có vai trò tạo xương, để phát triển chiều cao và giúp răng chắc khỏe. Trên thực tế, canxi là chất khoáng thiết yếu cho hoạt động bình thường của rất nhiều quá trình nội và ngoại bào khác nhau bao gồm co cơ, dẫn truyền thần kinh, phóng thích hormone và đông máu. Ngoài ra, ion canxi còn đóng một vai trò then chốt trong hệ thống truyền tin nội bào và liên quan đến quá trình điều hòa hoạt động của nhiều enzyme khác nhau. Do đó việc duy trì hằng định nội môi canxi (một hàm lượng canxi thiết yếu) có ý nghĩa sống còn đối với cơ thể. Thiết hụt canxi sẽ dẫn đến rất nhiều chứng bệnh, và còi xương cũng như loãng xương chỉ là những chứng bệnh có triệu chứng rõ ràng nhất mà thôi.
Tính hấp thụ canxi:
Không phải như chúng ta vẫn tưởng, canxi ở những dạng khác nhau sẽ có mức độ hấp thụ khác nhau. Cơ thể thường chỉ hấp thu từ 20 tới 30% canxi từ thực phẩm. Canxi dễ hấp thụ nhất là ở dạng lỏng và khó hấp thụ nhất là ở dạng rắn. Vì lý do này mà các sản phẩm bổ sung canxi dạng nước thường được bác sĩ khuyên dùng hơn là ở dạng viên nén.
Thực phẩm chứa canxi:
Những ngộ nhận về những thực phẩm chứa canxi cũng khá nhiều. Có thể kể ra đây một số như việc ăn cả vỏ tôm vì nghĩ vỏ tôm giàu canxi (vỏ tôm được cấu tạo từ chitin, không phải canxi, ăn nhiều có nguy cơ bị táo bón), ăn hải sản cùng với đậu, đậu phụ, khoai lang và rau cải bó xôi (axit phytic trong các thực phẩm này sẽ làm canxi kết tủa thành muối, khiến cơ thể không hấp thu được), hầm xương nấu cháo, ăn váng sữa thay sữa, uống sữa chua nước thay cho sữa chua dẻo v.v. Những ngộ nhận này làm cho những khẩu phần tưởng đã đầy đủ canxi đôi khi lại là những khẩu phần thiếu canxi.
Chỉ trông cậy vào sữa:
Sữa là nguồn cung cấp canxi thiết yếu nhưng có 1 thực tế là trẻ càng lớn càng ít chịu uống sữa điều độ mà hay tùy hứng, đặc biệt là trẻ khoảng 2-5 tuổi còn nhỏ chưa hiểu hết lí lẽ khoa học mà ba mẹ chúng hay dùng để thuyết phục. Vì vậy sữa đôi khi không thể cung cấp đủ được nhu cầu canxi cho trẻ. Việc sử dụng các thực phẩm khác hoặc các sản phẩm bổ sung canxi nên được cân nhắc.
Chỉ bổ sung khi thiếu:
Suy nghĩ chỉ khi nào thiếu mới bổ sung cũng là một ngộ nhận khá phổ biến. Cơ thể cần từ 1000 tới 1200mg canxi mỗi ngày, tùy lứa tuổi và giai đoạn phát triển. Nếu hôm trước bạn chỉ hấp thụ 800mg canxi, thì hôm sau bạn không thể bù lại bằng cách hấp thu 1600mg được. Canxi cần phải được bổ sung một cách đều đặn mỗi ngày. Nhiều bà mẹ hiện nayvẫn cho rằng canxi nóng không nên dùng mỗi ngày. Sự thật là canxi không hề gây nóng và có thể bổ sung hàng ngày.
12 tuổi mới bắt đầu cao:
Một số bậc cha mẹ muốn bổ sung canxi cho con mình để chúng có thể đạt được chiều cao lý tưởng. Tuy nhiên, họ thường chờ tới khi trẻ được 12,13 tuổi mới bắt đầu bổ sung canxi cho trẻ vì nghĩ rằng đến độ tuổi này trẻ mới bắt đầu phát triển chiều cao. Theo một số nghiên cứu, chiều cao lúc trẻ 2 tuổi bằng ½ chiều cao lúc trưởng thành. Điều này cho thấy, giai đoạn từ 1-2 tuổi và tiếp theo từ 3-5 tuổi là những giai đoạn cơ thể trẻ rất cần canxi để phát triển chiều cao. Đây là giai đoạn các bậc phụ huynh nên quan tâm và cung cấp đủ canxi cho trẻ để hỗ trợ chiều cao phát triển tốt. Hiện nay trên thị trường có nhiều các sản phẩm thuốc nước bổ sung canxi, nổi bật như Calcium Corbiere, Canxim Bie, Calci-B.