Dưới đây là các dấu hiệu ở khớp gối cần đi khám ngay
1. Ít cảm giác ở đầu gối
Mặc dù nhiều vấn đề về đầu gối gây đau đớn cho người bệnh, nhưng việc ít cảm giác cũng có thể cho thấy khớp gối của bạn đang có vấn đề.
2. Đau hoặc khó chịu ở đầu gối trong thời gian dài
Tình trạng đau đầu gối có thể không nhiều và chỉ đau âm ỉ. Nếu tình trạng đau không thuyên giảm và kéo dài thì cần đi khám.
3. Đau gối ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngàyĐau đầu gối ảnh hưởng đến tư thế ngồi, đứng, gặp khó khăn hoặc đơn giản hơn là không dễ chịu khi đi lại thì nên khám ngay. Vì điều này báo hiệu viêm khớp gối hoặc một lý do khác trầm trọng hơn.
4. Đau gối ảnh hưởng đến giấc ngủ
Đau khớp gối về đêm khiến nhiều người mất ngủ, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Điều đáng nói là bệnh này lại rất phổ biến, nhất là ở người lớn tuổi, người thừa cân hoặc cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm ở khớp gối cần được điều trị càng sớm càng tốt. Nhiều bệnh nhân có vấn đề về khớp gối gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ hoặc khó ngủ vì nó.
5. Đi bộ khó khăn
Tình trạng đau đầu gối xảy ra thường xuyên, tuy nhiên, nếu cơn đau đầu gối tiến triển đến mức khiến bạn phải khập khiễng hoặc không thể đi lại, hãy đến gặp bác sĩ. Cơn đau với cường độ này có thể cho thấy có thể bạn bị chấn thương xương hoặc tình trạng thoái hóa.
6. Đỏ gối hoặc sưng xung quanh khớp
Giống như biến dạng khớp gối, những thay đổi về hình dạng và màu sắc của khớp gối có thể cho thấy các vấn đề nghiêm trọng. Nếu đầu gối thấy mẩn đỏ hoặc sưng tấy, hãy đi khám ngay vì có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.
Nguyên nhân gây tổn thương khớp gối
Đau khớp gối là vấn đề thường gặp, có nhiều nguyên nhân gây tổn thương đầu gối, trong đó có thể là do chấn thương đầu gối ảnh hưởng đến dây chằng, gân hoặc các túi hoạt dịch bao quanh khớp gối, xương, sụn và dây chằng hình thành khớp.
Thoái hóa khớp gối là nguyên nhân hàng đầu gây đau đầu gối ở người sau tuổi 50.
Viêm khớp dạng thấp cũng là một tình trạng tự miễn dịch có thể ảnh hưởng đến hầu hết các khớp trong cơ thể, bao gồm cả khớp gối.
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đau đầu gối là thừa cân hoặc béo phì sẽ làm tăng áp lực lên khớp gối, ngay cả khi đi bộ hoặc lên xuống cầu thang. Nó cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp do đẩy nhanh quá trình phân hủy sụn khớp.
Một số môn thể thao hoặc nghề nghiệp đặc thù yêu cầu khớp gối hoạt động liên tục và lặp đi lặp lại: Bóng rổ, chạy bộ và xây dựng, làm nông…. cũng dẫn đến vấn đề về khớp gối. Ngoài ra, bệnh gout cũng dẫn đến tình trạng đau khớp gối.
Đôi khi, đau đầu gối một bên có thể là do nhiễm trùng, mà không có bất kỳ chấn thương nào trước đó. Dấu hiệu đặc trưng của tình trạng này là khớp sưng, đỏ, đau và sốt. Do đó, nếu bị đau đầu gối kèm theo bất kỳ triệu chứng nào của bệnh viêm khớp nhiễm trùng, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Lời khuyên thầy thuốc phòng đau khớp gối
Để phòng đau khớp gối dù không thể hoàn toàn nhưng có thể giảm nguy cơ chấn thương và thoái hóa khớp cần: Ngừng tập luyện hoặc thực hiện bất kỳ động tác nào gây đau; Nếu muốn tập luyện, hãy thực hiện dần dần tránh gây áp lực cho khớp gối; Tập thể dục thể thao đúng cách, khởi động trước khi tập luyện.
Nếu bị viêm xương khớp, đau khớp gối mạn tính hoặc chấn thương tái phát, nên chuyển sang các môn thể thao như bơi lội.
Ngoài ra, cần duy trì cân nặng lành mạnh, giảm cân nếu cần thiết, sử dụng miếng đệm đầu gối nếu làm việc hoặc chơi những môn thể thao cần phải quỳ nhiều… cũng giúp giảm nguy cơ chấn thương đầu gối.