6 dấu hiệu đột quỵ cực nguy hiểm ai cũng phải biết

03-11-2023 13:58 | Bệnh người cao tuổi

SKĐS - Đột quỵ ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Bệnh thường xuất hiện đột ngột, tỷ lệ tử vong cao và nhiều khi để lại hậu quả nặng nề. Tuy nhiên, nếu nhận biết dấu hiệu sớm của bệnh sẽ hạn chế được những tác hại đáng tiếc.

Đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não) là bệnh lý tổn thương một phần não, xảy ra đột ngột do các nguyên nhân: tắc nghẽn các mạch máu trên não, gây thiếu máu đến nuôi não… dẫn đến tình trạng hôn mê, liệt nửa người, thậm chí tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề. Chính vì vậy, việc phòng ngừa nguy cơ xảy ra đột quỵ rất quan trọng.

Biểu hiệu của người bị đột quỵ

- Biểu hiệu giảm thị lực

Thị lực giảm, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt, tuy nhiên biểu hiện này không rõ ràng như các dấu hiệu yếu cơ mặt, yếu tay và các vấn đề về ngôn ngữ. Chỉ có người bệnh khi nhận thấy mình có dấu hiệu này thì nên yêu cầu được cấp cứu ngay.

- Biểu hiệu ở mặt

Mặt có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt.

6 dấu hiệu đột quỵ cực nguy hiểm ai cũng phải biết  - Ảnh 2.

Cơn đau đầu nặng, đột ngột là một triệu chứng hay gặp ở người bị đột quỵ.

- Biểu hiệu yếu tay hoặc chân

Khi xảy ra đột quỵ, triệu chứng hay gặp là một bên cánh tay hoặc chân (hoặc cả hai) đột ngột yếu đi, tê bì. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến các chi ở bên đối diện vùng não xảy ra đột quỵ.

Cảm giác của người bị đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác, không nhấc chân lên được. Có thể kiểm tra bằng cách mở rộng cả hai cánh tay trong 10 giây. Nếu một cánh tay bị rơi xuống thì có thể là chỉ báo yếu cơ - một dấu hiệu của bệnh.

- Biểu hiệu qua giọng nói

Người bị đột quỵ có thể gặp triệu chứng khó nói hoặc nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được. Hãy tự kiểm tra bằng cách lặp đi lặp lại một cụm từ.

Người bệnh có bị nói líu, dùng từ sai hoặc không thể nói, nếu điều này xảy ra thì nhiều khả năng bị đột quỵ.

- Biểu hiệu qua nhận thức

Người bệnh có biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ.

- Biểu hiệu ở thần kinh

Người bệnh cảm thấy nhức đầu dữ dội. Đây là triệu chứng nặng và khá phổ biến của bệnh đột quỵ, nhất là người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu.

Một số dấu hiệu khác có thể cảnh báo đột quỵ

- Bỗng dưng chóng mặt

Hệ thống tuần hoàn sẽ gặp nhiều khó khăn, nếu tim quá yếu. Bộ não không nhận đủ oxy cần thiết. Điều đó sẽ luôn cảm thấy chóng mặt, thậm chí đau đầu. Do đó cần chú ý và đi chẩn đoán bệnh ngay khi có biểu hiện trên thường xuyên.

Nếu tự nhiên bị chóng mặt, buồn nôn hoặc gặp khó khăn về đi lại thì có thể nghĩ rằng mình bị say, song thực tế đó có thể là dấu hiệu của đột quỵ.

6 dấu hiệu đột quỵ cực nguy hiểm ai cũng phải biết  - Ảnh 3.

Yếu một bên cơ mặt, đột ngột có thể là dấu hiệu của đột quỵ.

- Đau đầu nặng

Cơn đau đầu nặng, đột ngột là một triệu chứng hay gặp ở người bị đột quỵ. Vì vậy, khi thấy có biểu hiện đau đầu, uống thuốc không đỡ cần phải tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị.

- Yếu một bên cơ mặt

Yếu một bên cơ mặt, đột ngột có thể là dấu hiệu của đột quỵ. Để kiểm tra, các nhân viên cấp cứu có thể yêu cầu bạn cười hoặc nhe răng. Nếu một bên mặt của chùng xuống hoặc không cử động thì có thể bị tình trạng này.

- Khó thở hoặc tim đập nhanh

Một nghiên cứu về những khác biệt giới trong đột quỵ cho thấy phụ nữ dễ bị các triệu chứng khó thở hoặc tim đập nhanh khi đột quỵ.

Tóm lại: Đột quỵ là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu, do đó, mọi người, đặc biệt là người trên 50 tuổi nên khám sức khỏe định kỳ hàng năm để có thể phát hiện sớm, được bác sĩ tư vấn điều trị đúng cách để phòng những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Kiểm soát huyết áp, đường huyết cũng là cách để phòng ngừa bệnh đột quỵ. Kiểm soát cholesterol trong máu. Bỏ thuốc lá, giảm uống rượu là đã giảm thiểu nguy cơ rất lớn gây đột quỵ.

Ngoài ra, thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh, ít dầu mỡ, ít cholesterol và muối. Thường xuyên vận động để rèn luyện thể chất. Ổn định trọng lượng cơ thể.

Tử vong do đột quỵ sẽ tăng 50% vào năm 2050, tỷ lệ người trẻ mắc cao có cách nào phòng ngừa không?Tử vong do đột quỵ sẽ tăng 50% vào năm 2050, tỷ lệ người trẻ mắc cao có cách nào phòng ngừa không?

SKĐS - Tỷ lệ tử vong do đột quỵ được dự đoán sẽ tăng lên 9,7 triệu ca vào năm 2050, theo một báo cáo do Tổ chức Đột quỵ Thế giới đăng trên tạp chí The Lancet Neurology mới đây.


Bs.CK1 Đỗ Kiều Anh
Ý kiến của bạn