Hà Nội

6 dấu hiệu cho thấy phổi đang mắc bệnh cần phải khám

20-08-2024 14:37 | Bệnh thường gặp

SKĐS - Bệnh phổi là một trong những bệnh phổ biến trên toàn thế giới. Bệnh nếu không chữa trị kịp thời dễ dẫn tới các bệnh mạn tính ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Các dấu hiệu cảnh báo cho thấy phổi có vấn đề

  • Xuất hiện khó thở

Khi phổi có vấn đề sẽ dẫn đến tình trạng khó thở. Khó thở xuất hiện khi vận động, làm việc, đi bộ thậm chí là ngay cả khi đang ngồi nghỉ ngơi là một trong những dấu hiệu cho thấy phổi đang gặp vấn đề nào đó. Nếu tình trạng này kéo dài và không thuyên giảm thì cần theo dõi, đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân.

  • Ho dai dẳng kéo dài

Ho và ho kéo dài cũng có thể là biểu hiện của một bệnh lý nào đó liên quan đến phổi. Viêm phổi, lao phổi, hen suyễn, COPD hoặc xơ phổi… có thể khiến người bệnh gặp tình trạng ho kéo dài, dai dẳng. Có những trường hợp cơn ho kéo dài, dữ dội và ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như sinh hoạt hàng ngày. Nếu cơn ho đến từ nguyên nhân do bị cảm lạnh hoặc bị nhiễm virus thì thường sẽ thuyên giảm dần sau 2 tuần. Tuy nhiên nếu sau 8 tuần không khỏi thì nên cảnh giác các vấn đề về phổi và đi khám.

    6 dấu hiệu cho thấy phổi đang mắc bệnh cần phải khám- Ảnh 1.

    Ho, tức ngực kéo dài có thể là biểu hiện của bệnh phổi. Ảnh minh họa

  • Thay đổi giọng nói

Nếu có biểu hiện khàn tiếng, giọng đặc hơn... đây nhiều khi chỉ là hệ quả của việc uống nước lạnh hay ca hát, nói nhiều trong thời gian dài. Tuy nhiên, các bệnh có thể gây rối loạn giọng nói như: ung thư thanh quản, liệt dây thanh, tổn thương đường hô hấp...

Triệu chứng đi kèm bao gồm khó thở, khô họng, đau họng. Thay đổi giọng nói kèm theo khàn tiếng kéo dài trên hai tuần có thể cảnh báo sớm của ung thư thanh quản và nhiều bệnh hô hấp nguy hiểm khác. Vì vậy, nếu nghi ngờ hãy nghĩ đến trường hợp nguyên nhân do bệnh lý và đó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy phổi đang gặp vấn đề.

  • Tức ngực

Nhiều người nhầm lẫn triệu chứng tức ngực là biểu hiện của đau tim nhưng đau tức ngực cũng là dấu hiệu cho thấy phổi đang gặp vấn đề. Một số bệnh liên quan đến phổi khiến người bệnh có biểu hiện đau tức ở ngực kèm theo khó thở thường là:

  • Viêm phế quản cấp;
  • Viêm phổi;
  • Viêm màng phổi;
  • Thuyên tắc phổi;
  • Tăng áp phổi;
  • Lao phổi;
  • U phổi…

Vì vậy khi có biểu hiện nghi ngờ cần tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám.

Mệt mỏi là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), đặc biệt khi bệnh ở giai đoạn tiến triển. COPD là một loại bệnh phổi tiến triển lâu dài gồm khí phế thũng và viêm phế quản mạn tính. Nghiên cứu cho thấy rằng khoảng 50-70% người mắc bệnh phổi mạn tính hay bị mệt mỏi.

Bệnh phổi ở mức độ nặng, người bệnh sẽ xuất hiện mệt mỏi, khó thở ngay cả khi thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn như làm việc nhà, vệ sinh cá nhân và các hoạt động giải trí đơn giản.

  • Ho ra máu

Tình trạng ho ra máu có thể đến từ phổi hoặc đường hô hấp trên. Mặc dù triệu chứng này có thể là dấu hiệu của ung thư phổi nhưng không có nghĩa là đã mắc bệnh. Nhiều nguyên nhân khác có thể khiến ho ra máu như: cơ bụng bị co kéo, viêm phế quản mạn tính. Dù vậy, đây không phải là triệu chứng nên bỏ qua mà báo hiệu vấn đề sức khỏe, cần thăm khám bác sĩ.

Chẩn đoán các bệnh lý về phổi

Ngoài các biểu hiện lâm sàng tùy từng cá nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm cụ thể. Các xét nghiệm chức năng phổi thường gặp là:

  • Chụp X-quang: Chụp X-quang ngực là phương pháp kiểm tra cơ bản và rất hữu ích cho các bệnh cấp tính (nhiễm trùng, phù phổi: tổn thương phổi do suy tim hay các bệnh lý mạch máu tuần hoàn).
  • Chụp PET-CT: CT ngực chính xác đặc biệt đối với các bệnh hô hấp mạn tính và chẩn đoán ung thư phổi. Đôi khi, bác sĩ có thể chỉ định PET-CT để mô tả rõ hơn khối u phổi.
  • Ngoài ra, bệnh nhân có thể được các làm các xét nghiệm khác như: Xét nghiệm máu, kiểm tra chức năng hô hấp hoặc EFR, nội soi phế quản… để tìm ra nguyên nhân bệnh lý khác nhau.

Cách giữ cho phổi khỏe mạnh

6 dấu hiệu cho thấy phổi đang mắc bệnh cần phải khám- Ảnh 2.

Đi bộ có thể hỗ trợ phổi và tim hoạt động hiệu quả hơn.

Để giúp phổi cũng như cơ quan hô hấp mạnh khỏe hơn, ngăn ngừa nguy cơ phổi bị tổn thương, cần thực hiện theo nguyên tắc sau:

  • Bỏ thói quen hút thuốc (bao gồm cả thuốc lá thụ động) bằng cách không vào khu vực cho phép hút thuốc. Yêu cầu thành viên trong gia đình không hút thuốc trong nhà hoặc ô tô.
  • Duy trì cân nặng hợp lý. Chế độ ăn uống thiếu khoa học và ít hoạt động có thể gây béo phì, thừa cân, tiềm ẩn nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ và nhiều bệnh nguy hiểm khác. Nghiên cứu cho thấy việc giảm cân có thể làm giảm tình trạng ngưng thở khi ngủ ở người béo phì.
  • Hoạt động thể chất. Việc làm này có thể hỗ trợ phổi và tim hoạt động hiệu quả hơn, góp phần làm giảm nguy cơ chấn thương hoặc mắc bệnh ở cơ quan này. Lưu ý, trước khi tập luyện, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có mức độ hoạt động thể chất phù hợp.
  • Cần đề phòng bệnh viêm phổi và bệnh cúm theo mùa. Tiêm phòng cúm hàng năm, tiêm vaccine phòng ngừa bệnh viêm phổi. Nếu làm việc trong lĩnh vực có nguy cơ tiếp xúc với silic, bụi, khói hóa chất, chất gây dị ứng, môi trường ô nhiễm không khí… cần có dụng cụ bảo hộ. Khi có biểu hiện nghi ngờ bệnh cần tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Ho ra máu cảnh giác với sán lá phổiHo ra máu cảnh giác với sán lá phổi

SKĐS - Sán lá phổi là một bệnh nhiễm trùng do ký sinh trùng sán lá gây ra. Người bệnh mắc bệnh sán lá phổi thường ho ra máu, đau ngực... nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến viêm phổi, tràn dịch màng phổi...


BS. Lê Văn Sơn
Ý kiến của bạn