Hà Nội

6 dấu hiệu cảnh báo hội chứng rò rỉ ruột

10-06-2017 08:08 | Đời sống
google news

SKĐS - Cứ sau mỗi bữa ăn lại có cảm thấy khó chịu hoặc đau bụng, rất có thể bị Hội chứng rò rỉ ruột (LGS) căn bệnh có nhiều triệu chứng thầm lặng.

Hội chứng rò rỉ ruột là gì?

Ruột của con người có cấu trúc xốp tự nhiên để giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng thông qua lớp lót thành ruột. Khi mắc Hội chứng rò rỉ ruột (Leaky Gut Syndrome) hay LGS sẽ làm gia tăng tính thấm của lớp niêm mạc ruột non tại những chỗ bị viêm gây kích thích các phản ứng quá mẫn đối với thức ăn và hệ tiêu hóa, làm cho các phân tử thức ăn lớn (gọi là macromolecules), nội độc tố và kháng nguyên đi thẳng mạch máu và trở lại gan để giải độc. Điều này gây nên sự quá tải ở gan, khiến cho các chất độc chỉ được xử lý một phần và phần còn lại tích tụ trong mô gan và mô mỡ. Ngoài ra, nó còn phát sinh tình trạng viêm ruột, đầy hơi chướng bụng, phân bị thay đổi, gây mệt mỏi. Không có định nghĩa chính xác về Hội chứng LGS, đây cũng là căn bệnh  khó chẩn đoán và nhận biết vì có nhiều dấu hiệu thầm lặng.

6 dấu hiệu cảnh báo hội chứng rò rỉ ruột

6 dấu hiệu Hội chứng LGS

Quá nhạy cảm với thức ăn: LGS có thể gây viêm, nhưng cũng có thể do viêm nhiễm ở ruột gây ra. Một trong những nguyên nhân gây viêm ruột là do cơ thể quá nhạy cảm với thực phẩm. Có rất ít cách để kiểm tra hội chứng LGS nên cách tốt nhất là loại bỏ thực phẩm có nhiều khả năng gây viêm ruột. Có 6 loại thực phẩm người bệnh nên kiêng trong vòng 3 tuần gồm sữa, trứng, ngô, gluten, cam quýt, và đậu nành. Sau đó bệnh nhân có thể dùng trở lại lại các thực phẩm này để xác định xem đây có phải là nguyên nhân gây bệnh hay không.

Không dung nạp gluten: theo trung tâm y tế Whole Health Chicago (WHC), một trong những nguyên nhân gây hội chứng LGS là chứng không dung nạp gluten. Nếu cảm thấy buồn chán, đau bụng, đầy bụng, buồn ngủ sau khi ăn bánh mì, mì ống, ngũ cốc, hoặc các thực phẩm chứa gluten khác, thì cơ thể có thể gặp khó khăn khi tiêu hóa protein và sinh bệnh. Gluten là một loại ngũ cốc không chỉ gây viêm mà còn gây nhiều chứng bệnh khác, trong đó có bệnh celiac.

Mắc bệnh đau khớp: cũng theo WHC, có bệnh nhân kêu đau khắp cơ thể nhưng khi xét nghiệm lại thấy viêm đa khớp dạng thấp (RA), và sau khi khám kỹ mới thấy cơn đau của nhóm người này là do hội chứng ruột bị rò rỉ. Nghiên cứu sâu thêm, hội chứng LGS có nguồn gốc từ bệnh tự miễn, trong đó có bệnh RA.

Hệ thống GI có vấn đề: hệ thống GI (dạ dày-ruột) bị suy yếu, sau khi ăn thường bị đầy hơi, chướng bụng, phân thay đổi, thường xuyên bị táo bón sau khi ăn một số thực phẩm nhất định. Đôi khi còn bị khó tiêu hoặc buồn nôn mãn tính. Những triệu chứng này có thể xuất hiện trong nhiều năm và là dấu hiệu của hội chứng LGS.

Da sạm: theo kết quả nghiên cứu năm 2011 đăng trên tạp chí Gout Pathogens, hội chứng LGS có thể làm cho da sạm, tăng mụn trứng cá. Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy bệnh nhân bị mụn nhọt là dấu hiệu cơ thể phản ứng với tình trạng viêm do bệnh LGS. Đôi khi bệnh eczema tái phát hoặc phát sinh cả bệnh vảy nến, tất cả đều là triệu chứng, người trong cuộc đang mắc hội chứng ruột rò rỉ.

Lượng đường trong máu cao: theo nghiên cứu của Thụy Điển năm 2017,  LGS có thể gây viêm toàn bộ cơ thể, và phát sinh hiện tượng kháng insulin. Do insulin là yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường huyết, nên kháng insulin có thể dẫn đến tăng lượng đường trong máu. Lượng đường huyết, huyết áp và  triglyceride (mỡ máu xấu) tăng cao sẽ phát sinh tình trạng bệnh chuyển hóa, như: đái tháo đường, tim mạch, đột quỵ...

Hội chứng rò rỉ ruột có thể điều trị được?

Theo WHC, Hội chứng rò rỉ ruột hoàn toàn có thể chế ngự được. Trước tiên cần loại bỏ các chất gây kích hoạt, sau đó bổ sung glutamine. Glutamine là nhiên liệu cho lớp tế bào thành ruột, giúp tái tạo các tế bào này. Mô ruột là một trong những mô lành bệnh nhanh nhất trong cơ thể, nhưng muốn làm được điều này cần phải đáp ứng tốt các nhu cầu cho cơ thể. Các chất kích hoạt khác có thể bao gồm thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc aspirin và lạm dụng rượu. Hãy thử kiêng khem một thời gian nếu thấy tốt cần duy trì dài kỳ.

6 dấu hiệu cảnh báo hội chứng rò rỉ ruột

Dùng thuốc ít có tác dụng đối với hội chứng LGS, nên chuyên môn khuyến cáo trọng tâm đến liệu pháp dinh dưỡng như cai rượu bia, hạn chế sử dụng aspirin, ibuprofen, naproxen và thuốc kháng viêm non-steroid, thuốc NSAIDS. Áp dụng chế độ ăn uống kháng viêm, tránh thực phẩm có nhiều đường và tinh bột tinh chế, chất béo, thức ăn chế biến bằng dầu thực vật thay thế bằng dầu oliu, ăn nhiều rau củ quả để tăng cường thêm chất xơ, ăn nhiều cá, hạn chế thịt. Trọng tâm tới thực phẩm giúp ruột, gan phục hồi chức năng, bổ sung vitamin và khoáng chất như: vitamin nhóm B, retinol, ascorbate, tocopherol, kẽm, selen, molypden, mangan, magie.. Ngoài ra cũng nên ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa, ăn chậm nhai kỹ, không ăn nhiều khi tức giận hoặc căng thẳng, uống ít nước trước và trong các bữa ăn vì chất lỏng sẽ làm loãng dịch vị cần thiết cho tiêu hóa.


DS. Trang Nhung
Ý kiến của bạn