Tiểu cầu trong máu đóng một vai trò rất quan trọng trong việc xác định sức khỏe tổng thể của một người. Số lượng tiểu cầu bình thường nằm trong khoảng từ 150.000 - 450.000 tế bào/1 micro lít máu.
Khi tiểu cầu thấp hơn mức này đều không tốt cho sức khỏe, cơ thể sẽ có những dấu hiệu cảnh báo nhất định. Hơn nữa, số lượng tiểu cầu trong máu thấp cũng có thể biểu thị các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác.
Số lượng tiểu cầu bình thường nằm trong khoảng từ 150.000 - 450.000 tế bào/1 micro lít máu.
Dưới đây là những dấu hiệu chúng ta cần lưu ý:
1. Vết bầm tím không rõ nguyên nhân trên cơ thể
Khi số lượng tiểu cầu trong máu thấp, có thể rất dễ bị bầm tím trên da. Nếu xuất hiện những vết bầm tím trên cơ thể mà không có cách giải thích nào khác, cần phải đi khám, để xác định nguyên nhân.
2. Chảy máu bề mặt da
Khi tiểu cầu thấp, bạn có thể bị chảy máu trên bề mặt da, xuất hiện nốt giống như phát ban có kích thước nhỏ và màu sắc có thể là đỏ tím… thường xuất hiện ở phần dưới của chân. Nếu gặp hiện tường này, bạn cần đi khám.
3. Chảy máu kéo dài cảnh báo giảm tiểu cầu
Tiểu cầu là những mảnh tế bào rất nhỏ hỗ trợ chức năng cầm máu, bằng cách tạo các cục máu đông bịt các vết thương ở thành mạch máu. Nếu mạch máu bị tổn thương (như bị đứt tay chẳng hạn), các tiểu cầu sẽ dồn đến điểm này và bám dính vào nhau, tạo thành 'nút chặn vết hở', giúp vết thương mau lành. Đây cũng chính là chức năng của tiểu cầu.
Tuy nhiên, trong trường hợp cơ thể không có đủ tiểu cầu (giảm tiểu cầu), máu có thể mất nhiều thời gian hơn để đông lại và bạn có thể bị chảy máu kéo dài. Điều này là không bình thường.
4. Chảy máu mũi hoặc nướu răng
Giảm tiểu cầu cũng có thể gây chảy máu mũi và chảy máu nướu răng. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, có thể cảnh báo bạn có vấn đề bất thường về máu.
5. Có máu trong phân hoặc nước tiểu
Đây là một trong những triệu chứng chính của số lượng tiểu cầu thấp hoặc khi tiểu cầu không hoạt động bình thường. Nếu nhận thấy có triệu chứng này bạn cần đi khám.
6. Chảy máu kinh nguyệt nặng
Nhiều yếu tố gây chảy máu kinh nguyệt nặng và một trong số đó là số lượng tiểu cầu thấp. Nếu bạn gặp phải triệu chứng này, hãy đảm bảo kiểm tra tất cả các nguyên nhân có thể và tham khảo ý kiến bác sĩ, để có thể ứng phó kịp thời, thích hợp.
Mời độc giả xem thêm video:
Nên đánh răng bao nhiêu lần mỗi ngày? | SKĐS