Cháo thường được dùng làm món ăn sáng nhưng cũng có thể được chế biến bằng các gia vị có cong dụng chữa bệnh như gừng để điều trị cảm lạnh, cúm và các bệnh về tiêu hóa.
1. Cháo gà gừng
Cháo gà gừng là món ăn ngon, bổ dưỡng và dễ tiêu hóa, là một trong những loại phổ biến nhất. Cả hai thành phần chính là thịt gà và gừng đều cực kỳ bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe, nhất là những người ốm.
Vì cháo cần nhiều nước nên dễ tiêu hóa và cũng cung cấp nước cho cơ thể. Gừng giúp tăng cường hệ miễn dịch trong khi thịt gà cung cấp năng lượng cần thiết để chống lại cảm lạnh. Công thức nấu gà gừng này cũng sẽ làm ấm cơ thể từ bên trong. Ngay cả khi không bị bệnh, việc bổ sung dinh dưỡng từ gừng và thịt gà có thể có lợi.
Khẩu phần ăn cho 6 người chuẩn bị:
- 1 cốc gạo
- 8 cốc nước, thay thế bằng nước luộc gà ngon hơn
- Thịt gà luộc xé nhỏ vùa đủ
- 1 miếng gừng khoảng 2-3 cm
- Muối vừa ăn
- Hạt tiêu, hành lá vừa đủ ăn
Rửa sạch và để ráo gạo trước khi cho vào nồi. Gọt vỏ và thái gừng thành từng miếng lớn. Thêm nước vào nồi cùng với gừng và phần gà đã chuẩn bị. Đun cho đến khi gà chín, vớt ra và thái nhỏ khi gà đã nguội.
Để gạo và nước dùng sôi liu riu với nắp đậy trong 1 giờ hoặc cho đến khi gạo tơi sánh. Sau khi sôi, giảm nhiệt xuống mức trung bình thấp hoặc trung bình. Nhớ thỉnh thoảng khuấy đều để tránh gạo dính vào đáy nồi. Sau 1 giờ, gạo sẽ hấp thụ hầu hết chất lỏng. Khi cháo mềm sánh đến độ mong muốn thì có thể thêm thịt gà đã xé vào nồi hoặc múc cháo vào bát, thêm hành, thêm thịt gà bên ngoài. Thêm hạt tiêu cho vừa ăn rồi trộn đều.
2. Công thức nấu cháo Trung Quốc
Cháo được nấu cho đến khi gạo vỡ ra và làm đặc nước thành một hỗn hợp sánh mịn. Món cháo này dễ tiêu hóa và được làm bằng gừng có tác dụng làm dịu, thường được dùng cho người ốm.
Công thức nấu cháo này thường dùng gạo trắng hạt dài. Nấu cho đến khi gạo khá đặc hoặc để ở dạng lỏng hơn, tùy theo sở thích. Ngoài hành, có thể thêm các thức ăn kèm từ thịt, trứng, rau ngâm, tôm khô, rau mùi, đậu phụ, ớt giòn, đậu phộng rang…
Thành phần:
- 7 cốc nước dùng gà hoặc rau
- 1 cốc gạo tẻ đã ngâm và để ráo nước
- Gia vị vừa đủ
- 1 nhánh gừng dài 1 khoảng 2 - 3cm, gọt vỏ và thái lát mỏng
- Hành lá thái nhỏ
- Dầu mè hoặc nước tương tùy chọn
Cho nước dùng, gạo, muối và gừng vào nồi. Đun sôi hỗn hợp, sau đó giảm lửa xuống mức nhỏ liu riu. Khuấy thỉnh thoảng để gạo không bị vón cục hoặc dính ở đáy. Đun nhỏ lửa cháo trong khoảng 1 giờ hoặc cho đến khi cháo đặc lại và sánh mịn. Thêm muối cho vừa ăn. Ăn cháo nóng cùng hành lá, dầu mè hoặc nước tương và thức ăn kèm.
3. Cháo gừng hành lá
Độ đặc của cháo tùy thuộc vào khẩu vị cá nhân. Với khẩu phần ăn cho 2 người cần chuẩn bị khoảng ¼ cốc gạo trắng, 1 thìa cà phê gừng tươi nạo, 2 cốc nước, 1 thìa cà phê dầu mè rang, một chút hành lá thái nhỏ, gia vị vừa đủ.
Cách làm rất đơn giản, cho gừng, gạo và nước vào nồi. Đun nhỏ lửa và nấu, đậy nắp cho đến khi gạo mềm tơi, thêm chút gia vị đun thêm cho đến khi cháo sánh, thêm dầu mè. Ăn kèm với rau và protein như thịt gà, thịt lợn đã xào chín.
Múc cháo vào bát, cho thêm rau, protein và gia vị tùy khẩu vị vào.
4. Cháo gừng tươi và nấm khô
Món cháo gạo nấu với gừng tươi kết hợp với nấm khô tạo thành một món ăn dễ chịu, đầy hương vị và có tác dụng chữa bệnh.
Tham khảo khẩu phần cho 6 người ăn:
- Miếng gừng tươi khoảng 10 -12 cm, cắt thành từng miếng nhỏ
- 6 nấm hương khô
- 2 tép tỏi, lột vỏ và thái lát
- 3 muỗng canh mirin (một loại rượu gạo nấu ăn có vị ngọt nhẹ của Nhật Bản)
- 1 cốc gạo tẻ
- Hành lá thái nhỏ
Cách làm
Làm nước dùng: Trộn gừng, hành lá, nấm hương, tỏi, mirin và cho 10 đến 12 cốc nước trong nồi lớn, đun sôi. Nêm hạt tiêu, giảm nhiệt xuống mức trung bình thấp và đun nhỏ lửa trong 30 phút. Lọc nước dùng và loại bỏ tất cả các chất rắn nhưng vớt lại nấm hương. Thái mỏng nấm hương và để sang một bên.
Nấu cháo: Cho gạo và nước dùng vào nồi lớn, đun sôi. Giảm nhiệt xuống mức thấp và đun nhỏ lửa, đậy nắp, trong 1,5 đến 2 giờ hoặc cho đến khi gạo rất mềm, sánh. Nhấc khỏi bếp và để yên trong 10 phút cho đến khi đặc lại. Sau đó múc cháo vào bát, thêm hành lá, nấm hương, nước tương, đậu phụ nướng thái hạt lựu, dầu mè và gừng ngâm theo ý thích.
5. Cháo gừng, quế và lê
Tham khảo khẩu phần dành cho 4 người: 20 g gừng, 1 thanh quế, 1 quả vani, 150g đường, 1 quả chanh vàng, 4 quả lê, 200g yến mạch và 400ml sữa.
Cạo hạt từ quả vani vào nồi sau đó thả cả quả vào, sau đó thêm gừng, quế, đường, nước cốt chanh và 500ml nước. Đun nhỏ lửa ở mức lửa vừa cao và đun sôi trong 5 phút cho đến khi bắt đầu cô lại. Thêm lê vào và khuấy đều. Giảm lửa xuống mức lửa vừa thấp và đun nhỏ lửa thêm 15-20 phút nữa cho đến khi lê mềm. Khi đã nguội, lê có thể giữ lạnh trong hộp kín trong tối đa năm ngày.
Trong khi đó, nấu cháo. Đổ yến mạch, sữa và 800ml nước vào nồi cùng với một nhúm muối. Đun, khuấy thường xuyên, trên lửa vừa trong 8-10 phút cho đến khi đặc lại và sánh mịn, đun lâu hơn một chút nếu thích cháo đặc hơn, hoặc thêm một ít nước nếu thích cháo loãng hơn. Khuấy càng nhiều, cháo sẽ càng sánh mịn.
Múc cháo ra bát, rắc miếng lê lên trên, rưới một ít cốt từ lê và các hương vị lên trên.
6. Cháo yến mạch củ cải đường táo gừng
Thêm chút màu sắc cho món cháo bằng cách khuấy thêm một ít củ cải đường tươi với táo và gừng thơm ngon. Củ cải đường chứa nhiều nitrat, một chất đã được chứng minh trong nghiên cứu dinh dưỡng thể thao có tác dụng cải thiện hiệu suất thi đấu.
Táo mang lại vị ngọt nhẹ mà không cần thêm đường và gừng tươi mang lại hương vị cay nồng. Món cháo này rất thích hợp vào ngày đông lạnh giá trước hoặc sau khi tập luyện.
Thành phần:
- 1 củ cải đường sống, gọt vỏ và nạo
- 1 quả táo lớn, bỏ lõi và bào
- 1 lát gừng tươi dày 1cm, nạo nhỏ
- 1/4 cốc yến mạch
- 1/2 cốc sữa
Trộn củ cải đường nạo, táo, gừng, yến mạch và sữa trong một chiếc quánh nhỏ. Nấu trong 4-5 phút, khuấy đều cho đến khi củ cải đường và táo mềm còn yến mạch đạt được độ đặc mong muốn. Thêm sữa vào cháo nếu quá đặc.
Nếu dùng củ cải đường nấu chín trước sẽ tạo ra cháo có màu nâu đỏ xỉn thay vì màu đỏ tươi như củ cải đường sống.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Gừng có nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời nhiều người có thể không biết.