6 công nghệ tiên tiến được áp dụng trong y học

22-01-2018 15:32 | Thông tin dược học
google news

SKĐS - Tương lai của y học đang thay đổi một cách đột biến với những tiến bộ kỹ thuật được áp dụng ngày càng sâu rộng. Đã có rất nhiều thành tựu về mặt kỹ thuật y học được áp dụng thời gian qua…

Công nghệ tương tác thực tế ảo (Augmented reality – AR)

AR là công nghệ mô phỏng trực tiếp hoặc gián tiếp thế giới thực thông qua máy điện toán, trong đó, những thành tố như âm thanh, hình ảnh, nhận cảm xúc giác… được máy tính tạo ra hoặc trích xuất từ thế giới thực và được làm tăng cường lên để con người có thể nhận cảm như đang tương tác với thực tại. Trong đào tạo và thực hành y học, nhiều thiết bị AR đã được đưa vào sử dụng và đã chứng minh có hiệu quả vượt trội, bao gồm: 3D4Medical, Echopixel, 3D-ARILE... Công nghệ AR có thể giúp đào tạo cho các bác sĩ và sinh viên y khoa về phẫu thuật hay các thủ thuật khác cũng như trong các giải pháp chẩn đoán hình ảnh. Với công nghệ AR, bệnh nhân có thể cảm nhận trực quan tình trạng bệnh tật của họ, về các chế độ trị liệu, sự tiến triển cũng như hồi phục bệnh tật.

Công nghệ in 3D

Công nghệ in 3D là quá trình tạo ra một đối tượng 3 chiều, trong đó vật liệu được kết nối hoặc được làm đông đặc dưới sự kiểm soát của máy tính. Trong ngành chăm sóc sức khỏe, công nghệ in 3D đã có những ứng dụng cụ thể mang lại nhiều lợi ích, chẳng hạn như trong phẫu thuật và phẫu thuật tạo hình, tạo các chi giả hay trồng răng. Đối với ngành dược phẩm, công nghệ in 3D đã có thể khiến lĩnh vực sản xuất thuốc thay đổi một cách đột phá, giúp tạo được các dạng phân liều được cá thể hóa cho từng bệnh nhân. Ngoài ra, công nghệ in 3D cũng có thể được sử dụng để tạo được những dạng phân liều đặc biệt hay những dạng bào chế có khả năng phóng thích thuốc phức tạp hơn.

Công nghệ tương tác thực tế ảo đã được đưa vào sử dụng và đã chứng minh có hiệu quả vượt trội.

Công nghệ tương tác thực tế ảo đã được đưa vào sử dụng và đã chứng minh có hiệu quả vượt trội.

Công nghệ tương tác thực tế ảo đã được đưa vào sử dụng và đã chứng minh có hiệu quả vượt trội.

Giải pháp tiếp cận hồ sơ thông tin bệnh nhân

Tiếp cận thông tin bệnh nhân luôn là một vấn đề khó khăn trong hệ thống y tế. Tỉ lệ sử dụng công nghệ kỹ thuật số trong trao đổi dữ liệu về bệnh nhân giữa các bệnh viện đang còn rất thấp. Bằng việc sử dụng công nghệ SmartMATCH từ ReferralMD, các nhà cung cấp dịch vụ và nhân viên y tế có thể khiến cho việc này trở nên đơn giản khi có thể huớng thông tin của bệnh nhân đến đuợc những thầy thuốc chất lượng cao và phù hợp nhất trong cộng đồng y tế. Đặc biệt, công nghệ này còn tích hợp được với các hệ thống hồ sơ lưu trữ y tế khác trên thị trường như Epic, Cerner, eClinicalWorks và Allscripts giúp tiết kiệm được cho ngành y tế hàng trăm triệu USD.

Thiết bị chẩn đoán cá nhân Tricoder

Tricoder là một loại thiết bị cầm tay có khả năng quét, phân tích và lưu trữ thông tin về tình trạng y tế của người dùng. Với loại thiết bị này, người dùng có thể tự chẩn đoán các tình trạng bệnh lý cũng như đo lường các dấu hiệu sinh tồn cơ bản trong vòng vài giây. Hiện tại, loại thiết bị này chưa có mặt hàng loạt trên thị trường nhưng tương lai về loại thiết bị này là rất hứa hẹn.

Hệ thống tưới máu ấm bảo vệ tạng ghép

Ghép tim là chỉ định sau cùng đối với bệnh nhân suy tim với các triệu chứng nặng không còn đáp ứng với các liệu pháp khác. Tỉ lệ sống sót của bệnh nhân ghép tim ngày một tăng lên, nhờ vào những tiến bộ trong kỹ thuật chống thải ghép và nhiễm trùng khiến cho thủ thuật này càng trở nên phổ biến. Trước đây, tim cũng như các tạng ghép khác được bảo quản trong dung dịch lạnh và vận chuyển trong các thiết bị làm mát khiến cho chúng dễ bị hư hỏng hoặc không còn ổn định nữa trong một số trường hợp. Các nhà khoa học hiện đã công bố một công nghệ mới gọi là “tưới máu ấm” có thể giúp cho tim cũng như các tạng ghép khác có tuổi thọ lâu hơn trước khi đến được người nhận.

Thiết bị tạo nhịp không cần chuyển đạo

Đây là loại thiết bị tất cả trong một có thể được cấy vào bên trong tâm thất phải giúp tạo nhịp cho tim trong các trường hợp rối loạn nhịp tim nặng. Thiết bị này không cần phải nối với các chuyển đạo và máy phát bên ngoài nên việc cấy ghép sẽ thuận lợi hơn, tránh được trình trạng nhiễm trùng. Nó cũng giúp bệnh nhân thoải mái hơn khi không phải mang nhiều dây nối hay miếng dán dưới da và tự do cử động phần thân trên của cơ thể.


DS. Trần Thái Sơn
Ý kiến của bạn