1. Vận động thể chất mỗi ngày cải thiện trí nhớ
Hoạt động thể chất làm tăng lưu lượng máu đến toàn bộ cơ thể, bao gồm cả não. Điều này có thể giúp duy trì trí nhớ.
Đối với hầu hết người lớn khỏe mạnh, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ khuyến nghị ít nhất 150 phút mỗi tuần hoạt động cường độ vừa phải, chẳng hạn như đi bộ nhanh, hoặc 75 phút mỗi tuần cho hoạt động cường độ mạnh, chẳng hạn như chạy bộ.
Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên kết hợp hoạt động này trong suốt cả tuần. Nếu không có thời gian để tập luyện theo khuyến cáo, có thể thực hiện đi bộ 10 phút trong ngày.
Hoạt động thể chất giúp cải thiện trí nhớ sau tuổi 40.
2. Giữ tinh thần luôn năng động
Cũng giống như lợi ích của hoạt động thể chất, các hoạt động trí óc giúp não bộ khỏe mạnh, có thể giúp ngăn ngừa tình trạng mất trí nhớ.
Các hoạt động trí óc bạn có thể thực hiện như giải ô chữ, đọc sách, chơi trò chơi, học chơi một loại nhạc cụ, thử một sở thích mới, làm tình nguyện tại một trường học địa phương hoặc với một nhóm cộng đồng…
3. Duy trì các kết nối xã hội
Sống một mình, tránh xa các mối quan hệ xã hội là một trong những yếu tố nguy cơ cao nhất gây mất trí nhớ và suy giảm nhận thức. Chính vì vậy, tìm kiếm cơ hội để gặp gỡ những người thân yêu, bạn bè và những người khác, tăng cường mối quan hệ xã hội sẽ giúp giảm căng thẳng, cải thiện trí nhớ.
4. Ngủ đủ giấc
Thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc, giấc ngủ thường xuyên bị quấy rầy có liên quan đến tình trạng mất trí nhớ. Chính vì vậy, hãy ưu tiên việc ngủ đủ giấc và đảm bảo chất lượng giấc ngủ lành mạnh.
Người lớn nên ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm. Nếu ngủ ngáy làm gián đoạn giấc ngủ, bạn nên đi khám chuyên khoa vì đây có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như ngưng thở khi ngủ.
5. Ăn uống lành mạnh
Một chế độ ăn uống lành mạnh rất tốt cho não. Bạn nên tiêu thụ trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, protein ít chất béo như cá, đậu, thịt gia cầm không da. Nên hạn chế rượu vì uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến lú lẫn và mất trí nhớ.
6. Kiểm soát các vấn đề sức khỏe mạn tính
Thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ để quản lý tốt tình trạng bệnh lý mạn tính, chẳng hạn như huyết áp cao, đái tháo đường, trầm cảm, mất thính lực và béo phì.
Bạn càng chăm sóc bản thân tốt thì trí nhớ càng được duy trì tốt hơn. Khi cần phải sử dụng thuốc thường xuyên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì có khả năng có một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến trí nhớ.
Ngoài ra, để cải thiện trí nhớ trớ, nên giữ mọi thứ ngăn nắp, cập nhật danh sách các việc cần làm, cất ví, chìa khóa, kính và các vật dụng thiết yếu khác ở một nơi cố định trong nhà để dễ tìm. Đồng thời, hạn chế làm quá nhiều việc cùng một lúc và thực hành thiền định 20 phút mỗi ngày để cải thiện trí nhớ.
Mời bạn xem tiếp video:
Cảnh báo: Bệnh Alzheimer trẻ hoá, nhiều người 30 tuổi đã lúc nhớ lúc quên | SKĐS