6 cách ngăn chặn sự bùng phát của bệnh Crohn

SKĐS - Bệnh Crohn là bệnh mạn tính tại đường tiêu hóa và có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Mặc dù vậy, bạn có có thể thực hiện các biện pháp để giảm khả năng bùng phát bệnh.

1. Nhận biết dấu hiệu bùng phát bệnh Crohn

Bùng phát là sự quay trở lại của các triệu chứng bệnh Crohn sau một thời gian thuyên giảm, khi bạn không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ. Các triệu chứng có thể xuất hiện trong thời gian bùng phát bao gồm:

2. Biện pháp ngăn ngừa bùng phát bệnh

2.1. Quản lý căng thẳng

Tình trạng căng thẳng rất thường gặp ở những người mắc bệnh Crohn. Mặc dù các chuyên gia chưa thể giải thích đầy đủ về mối liên hệ này, nhưng rõ ràng căng thẳng khiến tình trạng viêm nhiễm gia tăng và những người mắc bệnh Crohn có nhiều đợt bùng phát hơn.

Có nhiều cách để giải quyết căng thẳng, người bệnh có thể thực hiện các bài tập thở, chẳng hạn như hít thở sâu để giúp bạn bình tĩnh hơn. Hoặc thực hiện các kỹ thuật thư giãn khác như thiền, chánh niệm, yoga, thái cực quyền... để giảm căng thẳng trong cuộc sống.

photo-1684722387998

Tập thái cực quyền là một biện pháp quản lý căng thẳng giúp ngăn ngừa bệnh Crohn bùng phát.

2.2. Tập thể dục thường xuyên

TS. Ira Breite, bác sĩ nội khoa tiêu hóa tại Mỹ cho biết, tập thể dục không chỉ làm giảm căng thẳng mà có thể cải thiện phản ứng miễn dịch của cơ thể và giảm viêm. Điều này cũng có tác dụng giảm đợt bùng phát bệnh Crohn.

Mặc dù chưa có hướng dẫn cụ thể về loại hình, cường độ hoặc tần suất tập thể dục có thể mang lại lợi ích cao nhất cho những người mắc bệnh Crohn, nhưng bạn có thể tập trung vào các hoạt động mà bạn yêu thích và có thể kết hợp chúng với nhau.

Bạn có thể bắt đầu với các bài tập vừa phải, ít tác động như đi bộ, đạp xe, bơi lội và yoga...

photo-1684722389577

Tập thể dục thường xuyên giúp hạn chế bệnh Crohn bùng phát.

2.3. Ăn uống đúng cách

Không có chế độ ăn nào giúp loại bỏ hoàn toàn triệu chứng bệnh Crohn nhưng người bệnh cần tránh một số thực phẩm có thể gây bùng phát bệnh như:

  • Thực phẩm có nhiều chất xơ không hòa tan, khó tiêu hóa như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh sống (đặc biệt là bông cải xanh và các loại rau họ cải khác), các loại hạt và trái cây có vỏ và hạt...
  • Thực phẩm có nhiều đường như kẹo, nước trái cây và bánh ngọt
  • Thực phẩm giàu chất béo, như bơ, bơ thực vật và kem nặng, cũng như thực phẩm nhiều dầu mỡ và chiên rán
  • Thức ăn cay
  • Rượu bia
  • Đồ uống có cồn...

Ngoài ra, để biết và tránh loại thực phẩm gây bùng phát bệnh, người bệnh Crohn cần ghi nhật ký thực phẩm nhằm lựa chọn đúng và ngăn ngừa bệnh bùng phát.

photo-1684722390099

Sử dụng thực phẩm cay nóng dễ khiến bệnh Crohn bùng phát.

2.4. Thực hiện theo chỉ định của bác sĩ

Crohn là bệnh mn tính, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các mô khỏe mạnh trong đường tiêu hóa. Những cuộc tấn công này gây tình trạng viêm kích thích ruột, gây ra các triệu chứng. Mục tiêu của điều trị là ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm.

Các loại thuốc tác động đến hệ thống miễn dịch nhằm ngăn ngừa viêm nhiễm nhưng chỉ có tác dụng trong thời gian uống thuốc. Nếu bạn bỏ liều sẽ là điều kiện tốt khiến các triệu chứng quay trở lại. Vì vậy, bạn nên thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ và uống thuốc theo đơn, ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe.

Tuy nhiên, triệu chứng bệnh Crohn vẫn có thể bùng phát khi người bệnh uống thuốc đúng hướng dẫn. Khi đó, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để có biện pháp điều trị hiệu quả hơn như điều chỉnh liều lượng, lịch dùng hoặc thay thế thuốc.

photo-1684722390560

Bệnh Crohn cần được điều trị theo chỉ định của bác sĩ để tránh bùng phát.

2.5 Tránh dùng NSAID

NSAID là thuốc chống viêm không steroid, là một loại thuốc chống viêm, giảm đau không kê đơn, bao gồm aspirin, ibuprofen và naproxen. Nhưng nếu sử dụng thường xuyên các loại thuốc này có thể khiến triệu chứng bệnh Crohn bùng phát.

Các chuyên gia không biết chính xác lý do tại sao NSAID gây nguy cơ bùng phát bệnh Crohn, nhưng có thể do thuốc gây kích ứng dạ dày, kích hoạt bùng phát các triệu chứng.

2.6. Bỏ thuốc lá và tránh khói thuốc thụ động

Hút thuốc làm cho bệnh Crohn tiến triển nhanh hơn, khiến các cơn bùng phát thường xuyên hơn và làm tăng khả năng cần phẫu thuật. Do đó, bỏ thuốc lá là biện pháp hiệu quả ngăn ngừa bệnh tăng nặng và bùng phát.

Với các trường hợp hút thuốc thụ động cũng làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh Crohn, vì vậy, người bệnh hãy tránh ở gần những người hút thuốc để hạn chế tình trạng hút thuốc thụ động.

photo-1684722391068

Bỏ và tránh ở gần người hút thuốc ngăn ngừa bệnh Crohn có cơ hội bùng phát.

Mời bạn xem tiếp video:

Thực phẩm tốt cho tiêu hóa và giấc ngủ vào buổi tối | SKĐS



Lê Thu Lương
Theo webmd
Ý kiến của bạn