6 cách dùng thảo dược 'đánh tan' vết bầm tím

SKĐS - Ai cũng từng ít nhất một lần có vết bầm tím trên da. Mặc dù với các vết bầm thông thường có thể tự mất đi nhưng bạn cũng có thể sử dụng thảo dược nếu muốn rút ngắn thời gian tồn tại của những vết bầm tím này.

1. Nguyên nhân gây vết bầm tím trên da

Vết bầm tím trên da là một hiện tượng rất thường gặp khi các mạch máu dưới da như tĩnh mạch và mao bị vỡ, khiến máu rò rỉ ra xung quanh.

Vết bầm tím xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do chấn thương hoặc bệnh lý như mắc bệnh tiểu đường, ung thư, bệnh lý về máu... gây ra.

Khi cơ thể thiếu khoáng chất và vitamin, các mạch máu yếu đi, mỏng đi và dễ bị vỡ dù chỉ với một áp lực nhỏ nhất và gây ra vết bầm tím.

Từ khi xuất hiện, vết bầm tím trải qua nhiều giai đoạn với nhiều sự thay đổi màu sắc của vết bầm và thông thường thì trong khoảng 14 ngày, vết bầm sẽ hết. Tuy nhiên, để vết bầm nhanh tan, bạn có thể sử dụng thảo dược với những cách làm đơn giản.

2. Cách dùng thảo dược xóa vết bầm tím

2.1 Đắp cúc vạn thọ đã nghiền nát lên vết bầm

Cúc vạn thọ (Calendula) là một loại thảo mộc nhẹ giúp cơ thể bạn tự chữa lành và giảm viêm. Bạn có thể nghiền nát lá cúc vạn thọ và đắp trực tiếp lên vết bầm tím trong 3 giờ để giảm sưng và thúc đẩy quá trình chữa lành.

2.2 Đắp mùi tây lên vết bầm tím

Các đặc tính của mùi tây tươi được biết là mang lại sự thoải mái đối với bất kỳ chứng viêm hoặc vết bầm tím nào trên da.

Để làm thuốc đắp với mùi tây, bạn lấy thảo mộc tươi hoặc khô và trộn lá với dầu, nước hoặc giấm cho đến khi tạo thành hỗn hợp đặc. Áp hỗn hợp này trực tiếp vào khu vực bị bầm tím.

6 cách dùng thảo dược “đánh tan” vết bầm tím - Ảnh 2.

Mùi tây có thể dùng lá tươi hoặc khô để tạo thành hỗn hợp đánh tan vết bầm tím.

2.3 Sử dụng lô hội để làm dịu vết bầm tím

Dạng lô hội phổ biến nhất là ở dạng gel, nhưng bạn cũng có thể thoa dầu lô hội hoặc lá lô hội tươi lên vết thâm. Lô hội sẽ giúp làm dịu cơn đau với vết bầm tím và làm nhanh lành vết thương.

Để thoa lô hội lên vết bầm tím, bạn chỉ cần cắt lá lô hội để lộ gel. Bóp gel ra một miếng gạc. Sau khi thấm miếng gạc, hãy đắp nó lên vết bầm trong 30-60 phút.

3. Một số biện pháp khác

3.1 Làm hỗn hợp bột nghệ để giảm đau

Nghệ có hiệu quả như một loại thuốc giảm đau do có đặc tính chống viêm.

Để làm hỗn hợp bột nghệ, trộn 2 thìa bột nghệ và 1 thìa nước cốt chanh. Thêm một lượng nhỏ nước sôi vào hỗn hợp và khuấy đều cho đến khi tạo thành hỗn hợp đặc. Bạn có thể bôi hỗn hợp này trực tiếp lên vết bầm tím hoặc bong gân. Giữ hỗn hợp này bằng một tấm màng bọc thực phẩm.

3.2 Dùng trà việt quất đen

Bạn có thể uống trà việt quất đen nếu bạn là người dễ bị bầm tím. Loại trà này được làm từ quả việt quất có tác dụng cải thiện và tăng cường sức khỏe tĩnh mạch, giúp bạn tránh xa vết bầm tím, kể cả khi bạn bị va đập hay làm tổn thương một bộ phận của cơ thể.

Để làm trà việt quất đen, bạn sẽ cần 1-3 thìa cà phê quả việt quất khô và nghiền nát. Đun sôi 1 cốc nước, sau đó đổ nước sôi lên quả việt quất đã nghiền. Để hỗn hợp trong cốc khoảng 10-15 phút sau đó lọc bỏ bã và sử dụng.

3.3 Sử dụng dâu tây

Chiết xuất từ quả dâu tây có chứa anthocyanosides, là chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Nó giúp loại bỏ vết thâm bằng cách tăng cường các mao mạch, tăng mức độ cường vitamin C nội bào, ổn định collagen, giúp vết bầm nhanh tan.

Mời bạn xem tiếp video đang được quan tâm:

Ca tử vong số 15 do sốt xuất huyét ở Đồng Nai tự điều trị tại nhà| SKĐS


Lê Mỹ Giang
Theo wikihow
Ý kiến của bạn