Các triệu chứng của nấm chân bao gồm da đỏ, sưng, bong tróc và ngứa ở các vùng bị ảnh hưởng, thậm chí phồng rộp ở những trường hợp nghiêm trọng. Bệnh nấm chân thường không khỏi nếu không được điều trị.
1. Một số cách trị nước ăn chân
1.1 Dùng sản phẩm chống nấm không kê đơn (OTC)
Các sản phẩm chống nấm không kê đơn có sẵn ở các nhà thuốc. Bạn có thể chọn dạng xịt, dạng bột hoặc dạng kem. Thành phần hoạt tính chống nấm trong các sản phẩm này bao gồm:
- Clotrimazol
- Miconazol
- Tolnaftate…
Cần sử dụng những sản phẩm này một cách nhất quán để chữa khỏi bệnh nấm da chân và tiếp tục sử dụng chúng trong vài tuần sau khi bệnh đã khỏi để phòng ngừa tái phát…

Hình ảnh nấm chân (nước ăn chân).
1.2 Giấm
Mặc dù các nghiên cứu về việc sử dụng giấm để chữa bệnh nấm chân (nước ăn chân) vẫn còn thiếu, nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng giấm táo có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với nấm. Các axit hữu cơ và các hợp chất thực vật khác có trong giấm táo có khả năng ngăn ngừa hoặc ức chế sự phát triển của nấm.
1.3 Cồn
Cồn 70% là chất khử trùng thường được dùng để giảm nguy cơ nhiễm trùng trong các cơ sở y tế. Cồn sát trùng có cả đặc tính chống nấm và kháng khuẩn.
1.4 Dầu dừa
Dầu dừa đã được sử dụng hàng ngàn năm trong y học Ayurvedic và y học cổ truyền Trung Quốc để chống lại nhiều loại bệnh, bao gồm cả nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.
Một nghiên cứu năm 2024 cho thấy dầu dừa có tác dụng điều trị đối với một số loại nấm gây bệnh nấm da chân và có thể là giải pháp thay thế an toàn và hiệu quả cho thuốc chống nấm lâm sàng.
1.5 Dầu Neem
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng dầu neem có thể ngăn chặn sự phát triển của một số loại nấm ảnh hưởng đến da. Chiết xuất từ lá neem có tác dụng chống nấm.
1.6 Bột Talc
Bột talc có thể giúp giảm thiểu ma sát giữa các ngón chân nhưng có tác dụng tốt hơn trong việc giữ cho da khô và ngăn ngừa bệnh nấm da chân hơn là điều trị bệnh.
2. Cách quản lý và phòng ngừa bệnh nấm chân
Thực hành vệ sinh bàn chân tốt có thể giúp kiểm soát và ngăn ngừa bệnh nấm chân.
Các bước bạn có thể thực hiện bao gồm:
- Thay giày và tất thường xuyên.
- Rửa chân hàng ngày và lau khô thật kỹ sau đó.
- Giữ móng chân sạch sẽ và cắt ngắn.
- Kiểm tra bàn chân thường xuyên để phát hiện vết cắt, vết loét và các dấu hiệu nhiễm trùng khác.
- Không dùng chung tất, giày dép hoặc khăn tắm.
- Mang giày dép ở nơi công cộng, đặc biệt là phòng tắm và khu vực hồ bơi.
Cách làm nước ngâm chân:
Ngâm chân thường được thực hiện bằng cách thêm muối Epsom (magiê sulfat) hoặc các sản phẩm làm dịu khác vào chậu nước ấm. Mặc dù muối Epsom không tiêu diệt được nấm gây bệnh nấm chân, nhưng nó có thể giúp hút độ ẩm mà nấm cần để phát triển.
Để ngâm chân:
- Đổ đầy nước ấm vào chậu.
- Thêm một nửa hoặc ba phần tư cốc muối Epsom vào nước.
- Ngâm chân vào nước trong khoảng 20 đến 30 phút.
- Lau khô chân thật kỹ sau khi hoàn tất.
Bạn cũng có thể ngâm chân bằng cách thêm vài giọt tinh dầu hoặc 3 hoặc 4 thìa baking soda vào nước ấm, hoặc bạn có thể ngâm chân bằng giấm bằng cách thêm hai phần nước vào một phần giấm.
3. Khi nào cần đi khám?
Trong trường hợp dùng thuốc không kê đơn và các biện pháp khắc tại nhà không hiệu quả, cần đi khám. Đối với người đái tháo đường hoặc dễ bị nhiễm trùng da, nên đi khám ngay nếu bất kỳ loại phát ban hoặc vết loét nào phát triển trên bàn chân.
Mời bạn xem thêm video:
Những lưu ý cho người viêm da cơ địa khi trời nắng nóng | SKĐS