6 biện pháp giảm ho khan tại nhà hiệu quả

SKĐS - Ho khan có thể gặp ở mọi lứa tuổi, được đặc trưng bởi ho dai dẳng mà không bật được đờm hoặc chất nhầy ra khỏi đường thở. Để giảm bớt sự khó chịu, mệt mỏi do ho khan, bạn có thể thực hiện một số biện pháp khắc phục tại nhà.

1. Vì sao bị ho khan?

Ho khan có nhiều mức độ khác nhau, có thể ho ít hoặc nhiều, có khi ho rũ rượi khiến người bệnh rất khó chịu.

Có nhiều nguyên nhân gây ho khan như viêm đường hô hấp mạn tính, môi trường sống bị ô nhiễm, khí hậu thay đổi thất thường…

Ngoài ra, những trường hợp viêm thanh quản không được điều trị dứt điểm cũng có thể dẫn đến ho khan.

Bệnh trào ngược dạ dày, thực quản cũng có thể gây ho khan.

2. Biện pháp trị ho khan tại nhà

2.1. Mật ong

Nói đến trị ho không thể thiếu mật ong. Mật ong là một phương pháp điều trị ho khan tự nhiên vì nó giúp giảm ho và làm dịu cổ họng. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nhi khoa Mỹ cho thấy, mật ong có tác dụng giảm ho ở trẻ em hiệu quả hơn xi-rô ho có chứa dextromethorphan, một thành phần phổ biến trong các loại thuốc ho không kê đơn.

Bạn có thể ngậm mật ong hoặc thêm mật ong vào trà hay đồ uống ưa thích để tạo độ ngọt, tăng hương vị. Tuy nhiên, cần lưu ý, không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.

2.2. Gừng

Gừng có đặc tính chống viêm và được biết là có tác dụng làm dịu đường thở bị kích ứng. Gừng có tác dụng giảm ho, giảm đau họng cho bệnh nhân viêm phế quản cấp tínhcó thể là một phương thuốc hữu ích để điều trị ho khan.

Bạn có thể pha trà gừng mật ong để làm dịu cổ họng khi bị ho khan hoặc có thể dùng gừng với muối, gừng với chanh tươi để trị ho khan.

photo-1682490498372

Sử dụng gừng với mật ong hoặc chanh tươi giúp trị ho khan.

2.3. Sử dụng bạc hà

Bạc hà có tên khác là kim tiền bạc hà, thạch bạc hà, liên tiền thảo... Tên khoa học là Mentha arvensis Linn. Bạc hà được dùng cả cây, có thể được sử dụng khi còn tươi hoặc phơi hay sấy khô.

Để trị ho khan, bạc hà có thể được sử dụng như một loại trà. Cho 1–2 thìa cà phê bạc hà khô hoặc tươi vào 1 cốc nước đun sôi và ủ trong 2 đến 4 phút rồi sử dụng trong ngày.

Bạc hà cũng có thể được sử dụng như một liệu pháp xông hơi nhưng cần đảm bảo khoảng cách giữa mặt và nước ít nhất là 30cm để tránh bị bỏng.

6 biện pháp giảm ho khan hiệu quả - Ảnh 3.

Bạc hà có thể sử dụng như trà hoặc xông hơi giúp giảm ho khan.

2.4. Xông hơi

Xông hơi là một biện pháp khắc phục tại nhà đơn giản có thể giúp giảm ho khan bằng cách làm ẩm đường thở. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí quốc tế về bệnh phổi tắc nghẽn mn tính cho thấy xông hơi giúp cải thiện các triệu chứng và giảm nhu cầu dùng thuốc ở bệnh nhân ho.

Nguyên nhân do xông hơi có tác dụng làm sạch đường hô hấp khỏi tất cả các chất kích thích gây ho khan.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc tắm nước nóng, ướt hay đặt các bát nước xung quanh nhà, đặc biệt là gần các nguồn nhiệt, để nước bốc hơi vào không khí.

photo-1682490500934

Xông hơi giúp làm ẩm đường thở, giảm ho khan.

2.5. Súc miệng nước muối

Súc miệng bằng nước muối ấm 2-3 lần một ngày có thể giúp giảm ho khan. Nguyên nhân do muối giúp giảm sưng tấy trong cổ họng, khiến bạn ít bị ho hơn.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Dự phòng Hoa Kỳ cho thấy, súc miệng bằng nước muối có hiệu quả trong việc giảm nhiễm trùng đường hô hấp ở người lớn khỏe mạnh và có thể là một phương thuốc hữu ích để ngăn ngừa và điều trị ho khan do nhiễm trùng đường hô hấp.

2.6. Ăn các bữa nhỏ, bổ dưỡng và uống nước ấm

Để tăng cường sức đề kháng, chống lại cơn ho, bạn nên cố gắng ăn một lượng nhỏ thức ăn dễ tiêu hóa nhưng đủ đạm như cá, thịt gà...; các loại thực phẩm giàu vitamin C và chất chống oxy hóa (ớt đỏ, cam, quả mọng (như việt quất, dâu tây, mâm xôi) và các loại rau lá xanh; thực phẩm giàu beta-carotene và vitamin A (thực phẩm màu vàng hoặc màu cam như cà rốt, bí, khoai lang...).

Bạn có thể sử dụng các loại đồ ăn chứa probiotic như sữa chua để kích thích tiêu hóa và tránh thức ăn chiên, rán nhiều dầu mỡ.

Ngoài ra, bạn nên uống nhiều nước ấm hơn bình thường, khoảng từ 1,8 lít- 2,4 lít nước/ngày. Đó có thể là nước trà, nước trái cây hoặc nước rau luộc...

Mời bạn xem tiếp video:

Có Hay Không Nguy Cơ Mắc Viêm Đường Tiết Niệu Khi Trời Nồm Ẩm Như Nhiều Người Lo Ngại | SKĐS


Lê Thu Lương
Theo healthshots
Ý kiến của bạn