6 bài thuốc làm nước súc miệng chống chảy máu chân răng

06-11-2022 07:36 | Vị thuốc quanh ta
google news

SKĐS- Chảy máu chân răng thường đi kèm với những vấn đề răng miệng khác, gây tâm lý lo lắng, bất an. Để khắc phục, mỗi người có thể tự làm loại nước súc miệng giảm chảy máu lợi theo ý thích của mình.

1. Vì sao bị chảy máu chân răng?

Chảy máu chân răng thường do viêm lợi gây ra. Ngoài ra, các yếu tố khác có thể góp phần làm chảy máu chân răng bao gồm:

  • Các thói quen vệ sinh răng miệng kém, nhổ răng không đúng cách hoặc đeo răng giả không phù hợp.
  • Thay đổi nội tiết tố như khi mang thai, thời kỳ kinh nguyệt, dậy thì hoặc mãn kinh.
  • Các bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch hoặc đông máu, chẳng hạn như bệnh bạch cầu, tiểu đường, lở miệng, rối loạn chức năng gan hoặc thận.
  • Dùng các loại thuốc như thuốc làm loãng máu, chống co giật hoặc thuốc hóa trị
  • Thiếu dinh dưỡng như thiếu vitamin C hoặc K.
  • Những thói quen xấu như hút thuốc lá.
6 bài thuốc làm nước súc miệng chống chảy máu chân răng - Ảnh 2.

Chảy máu lợi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Chảy máu nướu răng thường xảy ra cùng với các triệu chứng răng miệng khác như:

  • Nướu bị chảy máu trong và sau khi đánh răng
  • Nướu đỏ, sưng hoặc đau
  • Hôi miệng hoặc có vị hôi trong miệng
  • Răng nhạy cảm
  • Tụt nướu
  • Hình thành các túi sâu giữa răng và nướu
  • Răng lung lay hoặc dịch chuyển

2. Cách làm nước súc miệng từ thảo dược chữa chảy máu chân răng

Theo y học cổ truyền, tình trạng răng và nướu có thể phản ánh trạng thái chức năng của thận, dạ dày hoặc ruột già. Các bác sĩ tập trung vào những biểu hiện bên trong liên quan đến ba cơ quan này hơn là áp dụng phương pháp điều trị cục bộ cho các vấn đề về răng và nướu. 

Trường hợp nướu bị chảy máu, do bệnh lý, do hỏa nhiệt quá thịnh hoặc do khí không đủ, các thầy thuốc sẽ xem xét các tình trạng nướu răng, các dấu hiệu kèm theo, mạch và lưỡi khi quyết định các biện pháp khắc phục phù hợp.

Một số bài thuốc thảo dược thích hợp để làm nước súc miệng chữa chảy máu chân răng là:

  • Bài thuốc 1: Địa cẩm thảo (12g), vỏ rễ cây sói rừng (15g), rễ cây địa hoàng (15g)
  • Bài thuốc 2: Cỏ tháp bút (30g); và cỏ nhọ nồi (60g);
  • Bài thuốc 3: Bổ cốt chỉ (30g);
  • Bài thuốc 4: Thạch cao (30g), ngũ bội tử (15g), hoàng bá (15g) và keo cao (6g);
  • Bài thuốc 5: Kim ngân hoa (15g) và rễ cam thảo (15g);
  • Bài thuốc 6: Tế tân (3g), hạt tiêu Xuyên (10g) và thăng ma (10g).

Mỗi bài thuốc đun với 500ml nước trong 20 phút, sau đó lấy dung dịch để súc miệng hằng ngày.

Cách dùng chữa chảy máu chân răng: 

Tùy từng tình trạng chảy máu chân răng của mỗi người mà bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, với các dung dịch từ thảo dược thường được súc miệng trong 1 đến 2 phút mỗi lần. Sau đó, không cần súc miệng lại bằng nước và không được ăn ngay. Súc miệng 3 đến 5 lần một ngày.

6 bài thuốc làm nước súc miệng chống chảy máu chân răng - Ảnh 4.

Cỏ tháp bút, vị thuốc có tác dụng làm se, cầm máu.

3. Lời khuyên chăm sóc tại nhà khi bị chảy máu chân răng

Uống nước sau khi ăn để rửa sạch cặn thức ăn và giảm thiểu khả năng tích tụ mảng bám trên răng và ăn nhiều rau, trái cây tươi.

Bỏ thuốc lá và loại bỏ đồ ăn nhẹ giữa các bữa ăn, vì đây là những yếu tố nguy cơ phổ biến cho sự phát triển bệnh nướu răng.

Giảm căng thẳng do khi cơ thể căng thẳng dẫn đến lượng nội tiết tố bị dao động và do đó làm tăng độ nhạy cảm của lợi.

Uống ít rượu vì uống quá nhiều rượu và thức ăn có nhiều gia vị, dầu mỡ và cứng không chỉ gây tổn thương trực tiếp đến lợi mà còn mang lại mầm bệnh nhiệt tích tụ trong dạ dày và ruột. Các mầm bệnh nhiệt sau đó sẽ kích thích lợi răng thông qua các đường kinh mạch.

Có một cách cổ xưa để tăng cường sức khỏe răng và nướu là vào buổi sáng và tối trước khi đánh răng, dùng bàn chải hoặc ngón tay chà xát nướu trong 2-3 phút, sau đó gõ vào hàm trên và hàm dưới 30-50 lần sẽ giúp lưu thông máu ở lợi và làm săn chắc răng.

Bất kể nguyên nhân là gì, vệ sinh răng miệng tốt là điều cơ bản để nướu răng khỏe mạnh. Cần chọn loại bàn chải đánh răng có lông mềm, chải răng nhẹ nhàng, thăm khám nha sĩ định kỳ 6 đến 12 tháng để loại bỏ mảng bám.

Mời bạn xem tiếp video:

8 thói quen đơn giản nên thực hiện để có trái tim khỏe mạnh



Lê Mỹ Giang
Theo shen-nong
Ý kiến của bạn