Từ hoá chất chết người melamine có trong sữa đến mật ong độc hại, Trung Quốc từ lâu đã cho phép thực phẩm chứa độc tố (và những sản phẩm xuất khẩu nguy hiểm khác) vượt quá giới hạn.
Hồi tháng 5, nhiều người buôn lậu đã bị bắt giữ khi đang bán thịt cực kỳ cũ tại các chợ ở Trung Quốc, trong đó có cả chân gà đã hết hạn từ năm 1967. Cảnh sát Trung Quốc đã tịch thu chân gà từ một nhóm buôn lậu người Việt Nam tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc hồi tháng 5. Họ đã đột kích cơ sở chế biến của nhóm buôn lậu và tịch thu 20 tấn thịt, bao gồm cả lòng, cổ họng, và bàn chân bò không đạt tiêu chuẩn.
Hầu như truyền thông và chính phủ các nước đã không thực sự cố gắng thông báo cho công chúng biết rằng thức ăn từ Trung Quốc có thể gây nguy hiểm và nó rất ít khi chịu sự kiểm duyệt bởi các cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm. Các điều tra viên của FDA chỉ có thể kiểm tra 2.3 % trong tổng số thực phẩm nhập khẩu. Vì thế, người tiêu dùng phải tự bảo vệ sức khoẻ của mình bằng cách lựa chọn đồ ăn một cách sáng suốt.
Những quan chức hành pháp của Trung Quốc kiểm tra hạn sử dụng của sữa bột trong một cửa hàng ở huyện Đồng Tử, khu vực đông nam tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, ngày 9/2/2010 bởi vì các sản phẩm từ sữa có hoá chất công nghiệp melamine xuất hiện trở lại trong các quầy hàng. Trung Quốc đang lùng tìm gần 100 tấn sữa bột hỏng đáng lẽ ra phải bị tiêu huỷ sau vụ việc năm 2008 khiến 6 cháu bé tử vong
Những thông tin trên dựa vào dữ liệu năm 2011 được công bố ngày 8/5/2013 để làm chứng trước Uỷ ban Sự vụ Quốc ngoại (House Committee on Foreign Affairs), về nguy cơ tiêu thụ sản phẩm không an toàn của Trung Quốc. Thực phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc tăng khoảng 7% mỗi năm. Nếu bạn băn khoăn là những thực phẩm nguy hiểm này có thể ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của bạn, hãy xem những báo cáo này về ô nhiễm môi trường tại Trung Quốc được đánh dấu bằng cách tô đậm của chúng tôi ở cuối trang báo.
Dưới đây là top 5 loại thực phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc mà tờ Epoch Times khuyến nghị nên cẩn thận:
1. Cá rô phi
Theo thông tin đăng tải trên một tờ báo của Pháp, nguồn nguyên liệu chế biến thực phẩm đông lạnh từ Trung Quốc (TQ), đặc biệt là cá rô phi để làm phi lê đông lạnh ẩn chứa nhiều loại chất cấm độc hại, các loại kháng sinh… do người nuôi đưa vào thức ăn hay môi trường sống để kích thích cá sinh trưởng, phát triển khiến các cơ quan nhập khẩu dù có thiết bị giám sát cũng khó phát hiện ra. Nguồn cá này thực tế các hộ nhỏ lẻ nuôi, sau đó các công ty thu mua chế biến, nhưng dưới hình thức là công ty tự nuôi theo quy trình an toàn. Nhiều nước châu Âu thường xuyên đưa ra những danh mục cấm các loại hóa chất độc hại, nhưng cấm chất này, người nuôi lại tìm cách đưa chất khác vào.
Nhiều người biết rằng người nuôi cá ở Trung Quốc không cho con cái họ ăn cá mà họ nuôi. Có một báo cáo một số năm trước ở Trung Quốc về trường hợp một bé gái sống ở một làng cá bắt đầu có kinh nguyệt khi mới lên 7 do hàm lượng hormone dùng trong việc nuôi cá quá cao. Người nuôi cá sử dụng những loại hormone tăng trưởng và kháng sinh mạnh để cá có thể sống được trong môi trường đông nghịt bẩn thỉu.
Có nhiều lời thắc mắc về việc cá rô phi Trung Quốc đã bán ở Việt Nam chưa? Theo nhà quản lý thị trường, hiện nay, sản phẩm cá rô phi bán ngoài chợ hầu hết được cung cấp từ các hộ nuôi trồng của Việt Nam. Nhưng trong tình hình hàng Trung Quốc có thể tràn sang Việt Nam thượng vàng hạ cám thì người tiêu dùng cũng nên thận trọng.
2. Cá tuyết
Khoảng 51% số lượng cá tuyết trong các chợ ở Hoa Kỳ có xuất xứ từ Trung Quốc, tương đương 70.7 triệu pound (khoảng 32 nghìn tấn) mỗi năm. Những điều nói về cá rô phi cũng tương tự đối với người nuôi cá tuyết.
Cá tuyết ở Việt Nam được liệt vào hàng đặc sản, hầu hết bán trong những nhà hàng, nhưng nguồn gốc từ loại cá này từ đâu thì không ai kiểm chứng được.
3. Nước ép táo
Nếu bạn mua một hộp nước ép táo giá rẻ có mùi vị không ngon lắm, nó có thể đã trải qua một chặng đường vận chuyển dài – tất cả đều từ Trung Quốc. Khoảng 50% số lượng nước ép táo được bán ở Hoa Kỳ có xuất xứ từ Trung Quốc – khoảng 367 triệu gallon (khoảng 1.4 triệu mét khối) hằng năm.
Hộp nước ép ngon và đẹp mắt bạn đặt vào bữa trưa của con bạn. Thế là đã có một cơ hội để bạn, thay vì đưa một lon nước có gas, đã cho con bạn uống một thứ có vẻ là ‘tốt cho sức khỏe’ chứa đầy thạch tín, một thứ kim loại nặng có thể gây ung thư.
Điều chắc chắn là, giá của họ rẻ hơn giá của các nhà nông Mỹ. Nhưng có một lý do làm cho nó rẻ là vì các vườn cây Trung quốc dùng rất nhiều các loại thuốc trừ sâu bất hợp pháp có chứa thạch tín để rồi thấm vào cây và đọng vào trong quả.
Bã thuốc trừ sâu vẫn còn trong trái cây, rau, và thực phẩm chế biến khi đưa đến nhà cung cấp thực phẩm đã từ lâu là một vấn nạn. Trung Quốc là nhà sản xuất thuốc trừ sâu lớn nhất thế giới, và thất bại trên diện rộng trong việc xác định những bã hoá chất trái phép hoặc nguy hiểm có trong thực phẩm, bằng chứng là nước này có những mức giới hạn bã hoá chất rất hào phóng.
Ở Việt Nam, mặc dù người tiêu dùng đã rất cẩn trọng với hoa quả có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng nguồn gốc các loại nước ép trái cây thì được ít người quan tâm.
4. Nấm tươi
Các cơ quan chức năng của tỉnh Phúc Kiến, miền đông nam Trung Quốc đã thu giữ 35 tấn nấm đang được xử lý bằng các chất công nghiệp có thể gây ung thư. Cụ thể, chúng được ngâm trong hóa chất axit citric công nghiệp.
Các chuyên gia cho biết việc cho axit citric vào nấm giúp bảo quản nấm tươi ngon tới 1 năm. Một số người sản xuất đã sử dụng loại hóa chất này để thay cho chất bảo quản không độc hại khác nhằm làm giảm giá thành sản phẩm.
Các chuyên gia y tế cho biết axit citric công nghiệp này có hại cho hệ thần kinh của con người vì nó có thể gây dị ứng và gây ung thư.
Ở Việt Nam, hầu hết nấm tươi bán ngoài chợ đều không có nguồn gốc rõ ràng và phần nhiều trong chúng được nhập về từ Trung Quốc.
Ngoài ra, bạn cũng cần cố gắng tránh xa những loại nấm đóng hộp; 34% lượng nấm chế biến sẵn là từ Trung Quốc, tức là 62.9 triệu pound (khoảng 28.5 nghìn tấn) mỗi năm.
5. Tỏi
Có rất nhiều cách mà tỏi có thể được cho vào trong thức ăn chế biến sẵn. Khoảng 31% số tỏi, tức là 217.5 triệu pound (khoảng 98.6 nghìn tấn), là từ Trung Quốc. Bạn có thể thấy chúng được dán nhãn “sản phẩm hữu cơ” nhưng thực chất không có bên thứ ba nào kiểm tra và chứng nhận những sản phẩm “hữu cơ” ở Trung Quốc. Để kiếm lời, ai cũng có thể dán nhãn “hữu cơ”.
Ở Việt Nam, những loại gia vị như hành, tỏi, gừng có nguồn gốc Trung Quốc được bán tràn lan ngoài chợ và được rất nhiều người lựa chọn vì giá rẻ.
Nhận thức về ô nhiễm tại Trung Quốc
Theo Nam Hoa nhật báo (South China Morning Post), “có đến 70% các sông hồ tại Trung Quốc bị ô nhiễm do những nhà máy công nghiệp như các nhà máy dệt và nhà máy hoá chất”. Gần đây những cư dân ở Chiết Giang, một trong những tỉnh ít bị ô nhiễm nhất Trung Quốc, ra giá 300 000 nhân dân tệ (50 000 USD) cho quan chức nào dám bơi trên sông.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh công bố những báo cáo về ô nhiễm không khí hàng giờ. Những người Hoa Kỳ tại Bắc Kinh phải dựa vào thông tin này để quyết định xem liệu mình có nên ra ngoài vào thời gian đó hay không.
Có rất nhiều báo cáo về sự ô nhiễm kinh khủng của không khí, nước, và đất tại Trung Quốc. Với mức độ ô nhiễm như thế, gần như không thể có thực phẩm an toàn.