5 thực phẩm giúp hạ đường huyết một cách tự nhiên

SKĐS – Quản lý đường huyết khỏe mạnh rất quan trọng để duy trì sức khỏe tổng thể. Một cách để đạt được điều này là tiêu thụ đúng loại thực phẩm, duy trì chế độ ăn uống cân bằng...

1. Tăng đường huyết nguy hiểm như thế nào?

Theo Mayoclinic, nếu không được điều trị, tình trạng tăng đường huyết có thể trở nên nghiêm trọng, gây ra các vấn đề sức khỏe, trong đó có hôn mê do đái tháo đường. Tăng đường huyết kéo dài, ngay cả khi không nghiêm trọng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến mắt, thận, dây thần kinh và tim…

Một số yếu tố đóng vai trò gây tăng đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường, bao gồm thực phẩm, hoạt động thể chất, bệnh tật và các loại thuốc… Bỏ liều hoặc không dùng đủ insulin hoặc thuốc khác để hạ đường huyết cũng có thể dẫn đến tăng đường huyết.

Theo NHS, các triệu chứng của lượng đường trong máu cao thường xuất hiện dần dần và chỉ có thể bắt đầu khi lượng đường trong máu tăng rất cao. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

Nếu bạn mắc bệnh đái tháo đường, điều quan trọng là cố gắng ngăn chặn lượng đường trong máu tăng quá cao, bằng cách:

  • Dùng thuốc điều trị đái tháo đường theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tránh ăn quá nhiều thức ăn có đường hoặc tinh bột.
  • Cố gắng tìm cách kiểm soát căng thẳng.
  • Luyện tập thể dục đều đặn.
  • Giảm cân nếu thừa cân, béo phì…
2 (2)

Bổ sung các loại đậu vào chế độ ăn uống rất có lợi cho việc giảm lượng đường trong máu và hỗ trợ sức khỏe tổng thể.

2. Một số thực phẩm hỗ trợ giảm đường huyết

Dưới đây là một số khuyến nghị giúp bạn duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh:

- Hạnh nhân: Đưa hạnh nhân vào chế độ ăn uống sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Hạnh nhân chứa chất béo, protein và chất xơ lành mạnh, ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn.

Những chất dinh dưỡng này cũng thúc đẩy cảm giác no, hỗ trợ kiểm soát lượng thức ăn ăn vào, hỗ trợ kiểm soát cân nặng - một khía cạnh quan trọng đối với những người mắc bệnh đái tháo đường.

- Các loại rau lá xanh: Các loại rau lá xanh như rau bina, cải xoăn và các loại khác là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa tuyệt vời. Chúng có lượng calo và carbohydrate thấp, trở thành một thực phẩm bổ sung tốt cho bữa ăn, trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu. Hơn nữa, hàm lượng chất xơ cao trong rau lá xanh, làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu carbohydrate, giúp ổn định lượng đường trong máu hơn nữa.

- Các loại đậu: Việc bổ sung các loại đậu vào chế độ ăn uống rất có lợi cho việc giảm lượng đường trong máu và hỗ trợ sức khỏe tổng thể. Các loại đậu, bao gồm đậu thận, đậu gà, đậu xanh… và các loại khác là nguồn giàu chất xơ, protein, vitamin và khoáng chất. Một trong những cách quan trọng mà cây họ đậu hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu là nhờ hàm lượng chất xơ cao.

2 (5)

Ô liu có tác dụng hỗ trợ giảm lượng đường trong máu.

-Quế: Ăn quế thường xuyên có tác dụng như một phương pháp trị liệu bổ sung trong việc hỗ trợ giảm lượng đường trong máu. Quế là một loại gia vị thơm ngon để thêm vào bột yến mạch, bánh kếp, sữa chua hoặc sinh tố. Hương vị ấm áp và thơm làm tăng thêm hương vị cho món ăn.

- Ô liu: Ô liu chứa chất béo lành mạnh, cùng với chất xơ và vitamin E. Ô liu cũng có chất chống oxy hóa giúp giảm tác hại của gốc tự do.

Thưởng thức ô liu cùng món salad, rau... hỗ trợ giảm lượng đường trong máu.

Mời bạn xem thêm video:

Người đàn ông sốt rét vì áp xe gan do biến chứng tiểu đường.


Nguyên Phong
Ý kiến của bạn