Chúng đang diễn ra nhanh hơn mốc mà các nhà khoa học dự kiến và con người chưa biết phải làm thế nào để đối diện với các thảm họa này.
1. Siêu núi lửa ngủ quên ở Indonesia
Mối hiểm họa cho toàn thế giới là siêu núi lửa Yellowstone ở Mỹ đã được nhắc đến trong lịch sử. Tuy nhiên có một thảm họa rất ít người biết đến, và nó sẽ là một trong những thảm họa ảnh hưởng cho hành tinh chúng ta – đó là siêu núi lửa Hồ Toba nằm trên hòn đảo Sumatra thuộc Indonesia. Đây là hồ núi lửa lớn nhất trên trái đất, được hình thành từ cách đây 74.000 năm.
Cách đây 25 triệu năm, núi lửa này đã phun khoảng 2.800 km3 tro than và dung nham đã thổi tung vào bầu khí quyển, và rất có thể siêu núi lửa hồ Toba lại có thể phun trào lần nữa trong thời gian không xa. Cũng như với bất kỳ vụ siêu phun trào nào, sẽ có một lượng khổng lồ tro than và dioxide lưu huỳnh được sản sinh ra và chúng có thể hủy diệt mọi thứ, làm gia tăng sự ngột ngạt cho khí hậu toàn cầu.
Siêu núi lửa ngủ quên: Núi lửa hồ Toba, đảo Sumatra, Indonesia
Hồ Toba tọa lạc ngay trên hòn đảo với 50 triệu dân cư Sumatra, cách biển Ấn Độ Dương chỉ khoảng 40 km. Điều đó nghĩa là khi núi lửa phun sẽ tạo ra các thảm họa siêu sóng thần tàn khốc (như sóng thần ở Fukushima, Nhật Bản gần đây). Gần đây, các báo cáo về khí núi lửa và nhiệt nóng từ trên nền mặt đất đã dẫn dến những phỏng đoán rằng ngọn núi khổng lồ đang ngủ yên sắp cựa quậy thức dậy.
2. Hiện tượng sụp đất Hilina
Trận siêu sóng thần trước đây là nguyên nhân chính làm đổ sụp ngọn núi lửa Cumbre Vieja ở La Palma trên quần đảo Canary. Hiện đang có một mối đe dọa về một sự sụp đổ lớn hơn như vậy ở phần phía Nam của núi lửa Kilauea, nằm trên Đảo Lớn của Hawaii. Được gọi là “Hố sụt Hilina” bởi hiện tượng sụp đất bất ngờ, tạo ra một hố đá sâu 12.000km3 xuyên xuống đáy biển Thái Bình Dương. Khi vụ sụp đá xảy ra sẽ phát sinh một cơn siêu sóng thần dữ dội lan truyền khắp biển Thái Bình Dương và thậm chí nó còn chạm tới bờ Tây của Bắc Mỹ chỉ trong vòng vài giờ, gây ngập úng cục bộ các cộng đồng dân cư duyên hải.
Khoảng 12.000 năm trước, đã có vụ sụt đá tạo ra cơn sóng thần dâng cao hơn 400m. Lần gần đây nhất là năm 1975, “Hố sụt Hilina” diễn ra quy mô nhỏ nhưng cũng đủ tạo ra một trận sóng thần mạnh chạm tới California. Các nhà khoa học đang lo ngại rằng, việc này có thể lặp lại trong thời gian không xa.
Hiện tượng “Hố sụt Hilina” xảy ra ở Hawaii
3. Sóng thần Bắc Hải
Biển Bắc Hải không phải là nơi có thể tự tạo ra một con sóng thần có sức mạnh tàn phá hủy diệt. Nhưng sự thay đổi khí hậu khiến các nhà khoa học cảnh báo rằng một vụ lở đất dưới đáy biển trong khu vực có thể sẽ tạo nên siêu sóng thần.
Hơn 6.000 năm trước, một vụ dâng trào nước biển làm thay đổi khí hậu, khiến băng tan nhanh chóng, cùng với sức nặng của các tảng băng ngầm ở Na Uy đã gây sự mất ổn định, tạo nên một vụ lở đất kéo dài tới 300km. Vụ lở đất này đã tạo nên một bức tường nước dâng cao 20m quanh quần đảo Shetland, và sóng dâng cao 6m quanh duyên hải Bắc và Tây của Scotland.
Khi nhiệt độ trái đất ấm lên kết hợp với băng hà đang tan ở Greenland hoặc các lớp băng ở Tây Nam Cực, có lẽ một con sóng thần tương tự sẽ có thể xảy ra ngày hôm nay, ảnh hưởng lớn đến dân cư Scotland và Norway (khoảng 3 triệu người) - thậm chí mức độ ảnh hưởng còn lan tới London.
Một con sóng thần ngày hôm nay có thể ảnh hưởng khoảng 3 triệu dân ở Scotland và Na Uy
4. Cơn giận dữ đến từ Thái Bình Dương
Nằm dưới đáy biển Thái Bình Dương, phía Tây của Bắc Mỹ và chạy dọc từ Bắc California đến đảo Vancouver, là một nơi gọi là “khu vực giảm” – đây là nơi sàn đáy biển Thái Bình Dương bị nén bên dưới đại lục Bắc Mỹ. Tỷ lệ dịch chuyển của sàn đáy biển nơi đây hiện khoảng 40mm/năm, nhưng phần trên của hệ thống này hiện đang bị nghẽn, nghĩa là Bắc Mỹ bị nén.
Tại một số điểm, áp lực đang được tạo ra và được phát tán, việc này sẽ tạo ra một trận siêu động đất, có thể lên tới 9 độ Richter, sẽ tạo ra vùng lún sâu tới 30m. Sau đó, một con sóng thần như đã từng diễn ra ở Nhật Bản vào năm 2011 sẽ xuất hiện. Khoảng 7 triệu người sống trong khu vực từ Vancouver xuyên qua Seattle kéo dài đến Tacoma và Portland sẽ chịu thiệt hại.
“Khu vực giảm” của biển Thái Bình Dương nơi đã hứng chịu 41 trận động đất quy mô lớn trong vòng 1 vạn năm qua
5. Bão vũ trụ
Bão vũ trụ có lẽ mối đe dọa lớn nhất đối với thế giới hiện đại. Theo định kỳ, mặt trời phát ra đám lửa mặt trời, tức là các đám mây chứa các photon năng lượng mạnh và các hạt chứa tới hàng triệu quả bom hydrogen năng lượng có thể nổ tung tại một thời điểm không xác định. Một khi xảy ra hiện tượng này thì những đám mây năng lượng sẽ tiếp xúc với thượng tầng khí quyển của Trái đất chỉ trong một hoặc hai ngày. Và nếu đủ mạnh, một cơn bão mặt trời có thể tàn phá các hệ thống điện ở cả quỹ đạo, vệ tinh và trên mặt đất cũng như các electron năng lượng có thể được tích tụ ở đâu đó.
Một trong những sự kiện lớn nhất về bão mặt trời đã được ghi nhận vào năm 1921, nó đã hạ gục dịch vụ điện tín của Mỹ. Các nhà khoa học đã tính toán rằng một sự kiện tương tự xảy ra vào thời gian tới sẽ tác động bất lợi cho “xã hội lệ thuộc công nghệ”. Cơn bão vũ trụ này có thể đánh sụp nhiều hệ thống vệ tinh, làm tàn tạ các hệ thống thông tin liên lạc toàn cầu, internet và hệ thống định vị toàn cầu. Cường độ của các đám lửa mặt trời có thể xảy ra theo chu kỳ 11 năm. Nhưng may mắn là năm 2014 - đỉnh cao của chu kỳ này nhưng trái đất không bị tác động tàn phá nào đáng kể. Vì thế chỉ có thể hy vọng rằng lâu hơn nữa, chúng ta mới đối mặt thiệt hại.
Nếu đủ mạnh, một cơn bão mặt trời có thể tàn phá các hệ thống điện ở cả quỹ đạo, đánh sụm nhiều hệ thống vệ tinh, hệ thống thông tin liên lạc toàn cầu, internet và hệ thống định vị toàn cầu