5 sự thật về thuốc tránh thai khẩn cấp

23-09-2017 13:42 | Dược
google news

Mặc dù thuốc tránh thai khẩn cấp cũng có hiệu quả phòng tránh thai như các biện pháp khác nhưng chị em đặc biệt không được chủ quan khi dùng biện pháp này.

Dưới đây là 5 điều quan trọng về thuốc tránh thai khẩn cấp mà chị em cần nắm được:

1. Tác dụng phụ ít gặp và sẽ tự hết

Theo Mary Jane Minkin, MD, giáo sư, bác sĩ lâm sàng tại Trường Y Đại học Yale, các tác dụng phụ khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp thường hiến gặp và không gây ảnh hưởng quá nặng nề. Trước đây, các bác sĩ sản khoa cho rằng, các loại thuốc tránh thai có hàm lượng estrogen cao có thể gây các phản ứng phụ như buồn nôn, đau đầu... Tuy nhiên, thực tế, nguyên nhân không chỉ xuất phát từ lượng estrogen cao mà còn có thể liên quan đến progestin.

Triệu chứng buồn nôn, đau đầu sau khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể tự biến mất sau 1-2 ngày. Trong trường hợp nặng nhưng ít gặp, nó có thể tác động đến chu kì kinh nguyệt của chị em.

1

Thuốc tránh thai khẩn cấp cũng có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Ảnh minh họa

2. Nếu đã mang thai, thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ không có tác dụng

"Cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai khẩn cấp là ức chế hoặc trì hoãn rụng trứng. Trứng không rụng thì sẽ không có sự thụ thai", giáo sư Minkin cho biết. Một số nghiên cứu đã xem xét khả năng thuốc tránh thai khẩn cấp cũng có thể ảnh hưởng đến niêm mạc của tử cung và gây khó khăn cho việc thụ tinh nhưng nhiều nghiên cứu khác lại không tìm thấy bằng chứng cho việc này.

Vì vậy, nếu trứng đảiụng và thụ tinh để phát triển thành bào thai trước khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp thì thuốc sẽ không có tác dụng.

3. Thuốc có tác dụng như nhau trong thời gian nó còn hiệu lực

Rất nhiều người cho rằng, trong thời gian thuốc có hiệu lực thì uống càng gần thời điểm "quan hệ" càng tốt. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu thuốc tránh thai khẩn cấp James Trussell, Tiến sĩ, giảng viên tại Đại học Princeton (Mỹ) cho biết: Sự thật là bạn nên dùng nó càng sớm càng tốt sau khi quan hệ tình dục không được bảo vệ, nhưng nghiên cứu gần đây đã tìm thấy rằng nó vẫn còn hiệu lực cho đến những ngày hôm sau, trong thời điểm hiệu lực cho phép. Vì vậy, đừng cho rằng chỉ uống thuốc ngay sau khi "quan hệ" mới có tác dụng ngừa thai".

4. Hiệu quả của thuốc không liên quan đến trọng lượng cơ thể

Nhiều người cho rằng, những người nặng cân, béo phì khi dùng thuốc sẽ đạt hiệu quả thấp hơn so với những người có trọng lượng khỏe mạnh. Nhưng thực tế không phải vậy. Cơ quan y tế châu Âu gần đây đã xem xét các nghiên cứu và thông báo rằng không có đủ dữ liệu để kết luận điều này. Hiệu quả của thuốc đối với phụ nữ ở các trọng lượng là như nhau.

2
Có nhiều biện pháp tránh thai cho chị em lựa chọn. Ảnh minh họa

5. Một số đối tượng không nên dùng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nếu chị em nào thuộc nhóm những đối tượng sau đây thì nên lưu ý, hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp:

- Mẫn cảm với bất cứ thành phần của thuốc.

- Mang thai hoặc nghi mang thai.

- Chảy máu âm đạo bất thường không chẩn đoán được nguyên nhân.

- Viêm tắc tĩnh mạch hoặc bệnh huyết khối tắc mạch thể hoạt động.

- Bị bệnh gan cấp tính, u gan lành hoặc ác tính.

- Bị carcinom vú hoặc có tiền sử bệnh đó.

- Bị vàng da hoặc ngứa dai dẳng trong lần có thai trước.


DS. Hà Thanh
Ý kiến của bạn