Vì sao trời lạnh lại khiến biến chứng bàn chân tăng nặng thêm
Theo Ths.Bs Nguyễn Huy Cường – Nguyên Phó trưởng khoa Đái tháo đường – Bệnh viện Nội tiết trung ương: “Gặp lạnh là 1 tình trạng stress và cơ thể chúng ta phải tiết ra những chất chống lại cái lạnh gọi là hoocmon chống stress. Và những hoocmon này lại đồng thời làm tăng đường máu. Mặt khác, khi gặp lạnh, vùng tưới máu đến lớp da bên ngoài sẽ bị co lại, đặc biệt ở tay và chân. Do đó, tốc độ dẫn truyền của máu đến chân giảm đi, nhất là ở các mạch máu nhỏ. Cộng với cảm giác bị tê cóng chân tay do thời tiết khiến cho bàn chân rất dễ bị tổn thương mà người bệnh không cảm nhận được. Hệ quả là, chỉ cần một vết xước nhỏ cũng có thể dẫn tới loét, nhiễm khuẩn và cắt cụt bàn chân.
Ảnh minh họa
Trường hợp ông N. B. C. trú tại TP.Yên Bái, tỉnh Yên Bái là một ví dụ. Ông bị tê bì các ngón chân. Cứ tưởng đó là do triệu chứng phát cước khi mùa rét đến, nào ngờ ngón chân dần thâm đen. Đến khi đi khám, ông đã phải tháo bỏ 3 ngón chân vì bị biến chứng thần kinh gây hoại tử.
5 sai lầm phổ biến khi chăm sóc bàn chân người tiểu đường ngày lạnh
Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, người bệnh cần tránh các sai lầm thường gặp sau, thì có thể hạn chế rủi ro cắt cụt chi do bị biến chứng bàn chân tiểu đường. Những sai lầm này tưởng rất nhỏ, nhưng lại gây nên tổn thương cho bàn chân. Lâu ngày, những tổn thương này sẽ bị viêm, loét, nếu không phát hiện kịp thời, có thể khiến người bệnh phải cắt cụt chi bất cứ lúc nào.
1/ Vệ sinh chân không đúng cách:
Người tiểu đường thường không có thói quen kiểm tra nước rửa chân hoặc nước tắm bằng nhiệt kế đo nước. Đồng thời cũng không có thói quen soi đèn kiểm tra chân và móng hàng ngày. Sai lầm này khiến cho họ không hề hay biết mình bị bỏng hoặc bị những tổn thương ở chân dù là rất nhỏ.
Ảnh minh họa
Một số trường hợp cắt móng chân quá sát phần da và cắt vào khóe móng cũng gây ra những tổn thương cho chân.
2/ Sử dụng tất, giầy, dép không đúng cách:
Đi chân trần hoặc dùng dép xỏ ngón dưới nền nhà, đi tất quá chật, tất có nhiều đường may ở bên trong hoặc đi giầy chật, đi giầy mà không đi tất, hay không kiểm tra giầy trước khi đi cũng là sai lầm rất dễ tạo thành các vết loét, vết xước ở chân của người tiểu đường.
Ảnh minh họa
3/ Sử dụng kem nẻ, kem dưỡng ẩm sai cách:
Không bôi kem nẻ, kem dưỡng ẩm cho gót chân hoặc bôi quá nhiều kem dưỡng ẩm vào kẽ ngón chân cũng là môi trường rất thuận lợi để vi khuẩn, nấm tụ tập ở những vùng này. Đồng thời tạo thành vết loét.
4/ Chườm nóng, sưởi chân hoặc ngâm chân nước nóng
Bên cạnh đó, thời tiết lạnh cũng khiến nhiều người tiểu đường có thói quen chườm nóng, sưởi chân, hoặc ngâm chân bằng nước nóng. Tuy nhiên, do sự nhạy cảm về cảm giác của người tiểu đường mùa lạnh thường giảm, nên không ít trường hợp đã bị bỏng do cắm máy sưởi quá lâu, hoặc ngâm chân bằng nước quá nóng.
Ảnh minh họa
5/ Ngồi sai tư tế
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, nhiều người tiểu đường hay ngồi bắt chéo chân quá lâu hoặc ngồi không kê chân lên cũng là nguyên nhân làm tốc độ tưới máu xuống chân giảm đi. Bởi vậy, biến chứng tê bì chân tay càng tăng nặng.
Chăm sóc như thế nào mới gọi là đúng cách?
Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh tiểu đường nên rèn luyện thói quen kiểm tra chân và móng hàng ngày. Đồng thời nên sử dụng nhiệt kế đo nước để không gây bỏng cho chân. Cần rửa chân, vệ sinh chân sạch sẽ bằng xà bông diệt khuẩn, sát trùng. Nên cắt móng chân theo chiều ngang, tránh cắt vào sát khóe móng để tránh những tổn thương do móng chân mọc quặp.
Lau khô chân nhẹ nhàng bằng khăn, tránh trường hợp chân bị trầy xước do lực lau quá mạnh. Đồng thời bôi kem dưỡng ẩm ở gót chân để phòng tránh chân bị nứt do thời tiết lạnh và hanh khô. Tuy nhiên cần tránh bôi kem dưỡng ẩm nhiều vào kẽ ngón chân để phòng bị nấm.
Nên đi tất và dép đi trong nhà. Chọn tất rộng vừa phải, làm bằng sợi cotton mềm và nên lộn trái tất để tránh các tổn thương do đường may ở tất gây ra.
Không nên chườm nóng, sưởi chân hoặc ngâm chân nước nóng, kể cả khi thấy tê bì hoặc lạnh chân để tránh bị bỏng hoặc tổn thương do nhiệt.
Ngoài ra, nên điều chỉnh tư thế ngồi, không nên bắt chéo chân quá lâu, và nên kê cao chân nếu có thể.
Mặt khác, hãy cử động tập thể dục cho ngón chân ít nhất 2-3 lần mỗi ngày.
Bên cạnh chăm sóc bàn chân, cần làm gì để phòng ngừa biến chứng tiểu đường?
Theo các chuyên gia y tế, nếu hạ và giữ được đường huyết và mỡ máu ổn định ở mức an toàn, hoàn toàn có thể ngăn ngừa được biến chứng bàn chân ở người tiểu đường.
Hiện nay, các nhà khoa học đã tìm ra một loại dược liệu giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, hạ mỡ máu xấu vượt trội để chiết xuất thành sản phẩm hỗ trợ điều trị dạng viên cho người tiểu đường. Hoạt chất trong cây này tác động vào tất cả các quá trình tổng hợp đường của cơ thể: ức chế hấp thu đường ở ruột, giảm tân sinh đường ở gan vào máu, tăng men sử dụng đường ở mô và cơ. Ngoài ra có tác dụng hỗ trợ hạ mỡ máu xấu.
Tháng 4/2018 loại cây này chính thức được ghi vào dược điển Việt Nam –văn bản quy phạm kỹ thuật quan trọng về tiêu chuẩn hóa thuốc được áp dụng trong ngành Dược.
Trước đó, tháng 3/2018 loại dược liệu này được công bố trong nghiên cứu của các giáo sư Hàn Quốc tìm ra 9 chất mới hoàn toàn mới được tìm thấy từ thực vật trên tạp chí quốc tế Phytochemistry có tác dụng hạ đường huyết. Mẫu nghiên cứu là Dây thìa canh chuẩn hóa đạt chuẩn GACP của Tổ chức Y tế Thế giới của công ty Nam Dược.
Được biết, sau khi thu hoạch, toàn bộ dây thìa canh đạt chuẩn quốc tế sẽ được đưa về nhà máy Nam Dược sản xuất trên dây chuyền công nghệ đạt tiêu chuẩn thế giới GMP-WHO (thực hành tốt sản xuất thuốc) để trở thành viên uống hỗ trợ điều trị tiểu đường TPBVSK Diabetna. Thông tin cho bạn đọc Để được tư vấn miễn phí tư vấn miễn phí cước gọi về bệnh tiểu đường: gọi vào số 1800 6316 Để tra cứu điểm bán Diabetna: bấm vào đây |