5 nguyên nhân khiến phụ nữ dễ mắc và tái nhiễm bệnh phụ khoa

24-07-2024 15:00 | Bệnh phụ nữ

SKĐS - Phụ nữ luôn phải đối mặt với những vấn đề phụ khoa như viêm nhiễm, nấm âm đạo và các cảm giác khó chịu khác. Đặc biệt bệnh lại dễ mắc và tái nhiễm, vậy đâu là nguyên nhân?

Viêm nhiễm phụ khoa, khi nào cần đi khám?Viêm nhiễm phụ khoa, khi nào cần đi khám?

SKĐS - Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh hay gặp ở phụ nữ, nhất là ở lứa tuổi sinh đẻ. Bệnh thường có các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, vùng kín có mùi hôi... ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sinh sản. Nhiều chị em phụ nữ khi mắc bệnh ngại ngùng không điều trị, bệnh diễn tiến dai dẳng và gây những biến chứng như: viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng có thể dẫn tới vô sinh...

Dấu hiệu bị viêm nhiễm bệnh phụ khoa

Khi bị viêm phụ khoa, chị em thường có những biểu hiện:

  • Âm đạo tiết dịch bất thường thậm chí chảy máu, âm đao, âm hộ ngứa, sưng.
  • Đau buốt khi đi tiểu.

Biểu hiện cụ thể là:

  • Khí hư không bình thường: Khí hư ra nhiều, có màu xanh, màu vàng, khí hư có mùi tanh hôi.
  • Âm đạo, âm hộ ngứa, đau rát và có những mụn lở loét.
  • Đi tiểu khó và đau rát vùng kín mỗi khi quan hệ.
Phụ nữ luôn phải đối mặt với những vấn đề phụ khoa như viêm nhiễm, nấm âm đạo, và các cảm giác khó chịu khác.

Phụ nữ luôn phải đối mặt với những vấn đề phụ khoa như viêm nhiễm, nấm âm đạo và các cảm giác khó chịu khác.

Các nguyên nhân dễ mắc và tái nhiễm bệnh phụ khoa

  1. Mất cân bằng vi khuẩn: Hệ vi sinh âm đạo bao gồm nhiều loài vi khuẩn có lợi. Khi môi trường này bị phá vỡ do sử dụng thuốc kháng sinh, stress, hoặc thay đổi hormone, vi khuẩn có hại có thể phát triển mạnh mẽ hơn, dẫn đến viêm nhiễm và nấm âm đạo.
  2. Yếu tố hormone: Sự thay đổi hormone trong các giai đoạn như chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, mãn kinh, hay sử dụng các biện pháp ngừa thai có thể làm thay đổi môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  3. Sử dụng sản phẩm vệ sinh không phù hợp: Sử dụng quá nhiều sản phẩm vệ sinh có chứa hóa chất có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh âm đạo, dẫn đến viêm nhiễm và nấm âm đạo.
  4. Tái nhiễm do không điều trị triệt để: Nếu không điều trị đầy đủ hoặc không tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, vi khuẩn gây bệnh có thể tái phát dễ dàng và mạnh mẽ hơn.
  5. Hệ miễn dịch suy yếu: Những người có hệ miễn dịch suy yếu do bệnh lý, điều trị bằng corticoid hay bị stress có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh phụ khoa và tái nhiễm.
Khi bị viêm phụ khoa, chị em thường có những biểu hiện: Âm đạo tiết dịch bất thường thậm chí chảy máu, âm đao, âm hộ ngứa, sưng. Đau buốt khi đi tiểu. Ảnh minh họa

Khi bị viêm phụ khoa, chị em thường có những biểu hiện: âm đạo tiết dịch bất thường thậm chí chảy máu, âm đao, âm hộ ngứa, sưng, đau buốt khi đi tiểu. Ảnh minh họa

Lời khuyên của thầy thuốc

Để ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ mắc và tái nhiễm, bạn nên áp dụng các biện pháp sau:

  • Thực hiện vệ sinh cá nhân tốt.
  • Vệ sinh vùng kín hằng ngày, lau khô bằng khăn sạch, lau từ trước ra sau. Giữ bộ phận sinh dục ngoài khô, sạch.
  • Không nên dùng xà bông hay các chất tẩy rửa mạnh... để vệ sinh vùng kín.
  • Không tự thụt rửa âm đạo khi không có chỉ định của bác sỹ điều trị.
  • Hạn chế mặc quần lót chật, thay quần lót thường xuyên và 3 tháng thì vứt hẳn quần lót đang sử dụng.
  • Khi đến ngày đèn đỏ chọn băng vệ sinh có chất lượng tốt, thay băng vệ sinh 3 – 4 tiếng/lần.
  • Nên sử dụng bao cao su cho mỗi lần quan hệ tình dục để vừa ngăn ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục, vừa hạn chế có thai ngoài ý muốn.
  • Thực hiện việc khám phụ khoa định kỳ dù không có triệu chứng gì bất thường.
  • Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa, nơi khám phụ khoa uy tín để được tư vấn và thăm khám, có thể làm các xét nghiệm cần thiết.

Xem thêm video được quan tâm:

Điều cần biết về điều trị mụn trứng cá l SKĐS



BS. Nguyễn Cảnh
Ý kiến của bạn