Bất kì ai trong chúng ta mỗi ngày đi làm đều mong muốnthật tràn đầy năng lượng và tìm được nhiều niềm vuitrong công việc. Thế nhưng cuộc sống không phải khi nàocũng toàn màu hồng, đối mặt với những thách thức là mộtphần của sự trải nghiệm và trưởng thành.
Về vấn đề này, Trưởng phòng công ty tuyển dụng và tìmkiếm việc làm CareerLink sẽ chia sẻ những tác nhân cóthể khiến bạn sụt giảm tinh thần thường gặp nơi công sở.
Thông tin việc làm luôn cập nhật tại: https://www.careerlink.vn/tim-viec-lam-nhanh
Nhiều “thành phần” tiêu cực
Nếu mỗi ngày đến công ty bạn phải chịu đựng nhiều sựmâu thuẫn, luôn nhận ý kiến trái chiều từ những ngườiđồng nghiệp có ảnh hưởng “tiêu cực” đến không khí làmviệc thì bạn sẽ hiểu nó ngột ngạt và khiến người khácchán nản như thế nào. Tư tưởng “độc hại”, bảo thủ củakiểu người này sẽ không bao giờ tạo động lực làm việccho người khác, không khí trở nên nặng nề và công việcchẳng thể đạt được kết quả như mong muốn.
Thiếu ngủ thường xuyên
Giấc ngủ đóng vai trò cực kì quan trọng trong công việc.Nếu thiếu ngủ thường xuyên có thể sẽ khiến bạn luôntrong trạng thái uể oải, mệt mỏi, không muốn suy nghĩnên dần mất đi sự sáng tạo. Cùng với việc tập luyện và ănuống, giấc ngủ là một trong ba yếu tố quan trọng đối vớisức khỏe. Việc thiếu ngủ làm đảo lộn đồng hồ sinh học, khiến bạn chậm chạp hơn và dễ mắc lỗi.
Khi điều này kéo dài, công việc trì trệ, không tìm kiếmđược sự hiệu quả dẫn đến cảm giác chán việc và khôngcòn muốn đi làm nữa. Vì thế hãy ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, không nên thức quá khuya hay mang việc về nhà quánhiều. Khi ngủ hãy nói “không” với các thiết bị điện tử, để xa tầm tay của bạn để giấc ngủ sâu hơn.
Quản lý quá khắc khe
Việc sếp quản lý quá chặt, tạo áp lực doanh số, chỉ tiêu… cũng có thể khiến bạn lâm vào tình trạng mất tinh thầnlàm việc. Vậy nên nếu đang gặp phải vấn đề này thì bạnnên trao đổi thẳng thắn, hãy chia sẻ thật lòng với cấp trênđể họ hiểu rõ hơn về “nỗi niềm” của bạn. Một vị quản lýtâm lí, thông minh sẽ thực tâm lắng nghe và biết cách sắpxếp lại kế hoạch làm việc hợp lý cho nhân viên của mình.Khi những khúc mắc được giải quyết, bạn sẽ làm việcthoải mái, hiệu quả hơn và sẽ không còn cảm giác bíbách, gò bó như trước nữa.
Trở nên lạc lõng, “dư thừa”
Sự cố gắng cũng như những thành tích trong công việc ítđược đồng nghiệp tán thưởng và tệ hơn là không được sếpghi nhận một cách thiện chí cũng là nguyên nhân khiếnbạn mất “lửa” làm việc. Ngoài ra, nếu đã từng gặp trườnghợp các ý tưởng và đóng góp của bản thân ít được xemtrọng hoặc thậm chí chẳng ai muốn lắng nghe, những gìnhận lại chỉ là “ý tưởng của bạn không khả thi, hãy imlặng và làm theo những gì tôi hướng dẫn”, bạn sẽ cảmthấy lòng tự trọng ít nhiều bị tổn thương và động lực làmviệc sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
Thời gian cho công việc quá nhiều
Cơ thể con người luôn cần bổ sung năng lượng và nghỉngơi một cách hợp lý nếu muốn làm việc hiệu quả. Sẽ thếnào khi một ngày bạn dành hơn 10 tiếng để làm việc vàtình trạng này diễn ra trong thời gian dài?
Theo các nhà nghiên cứu tại trường Đại học London, so với những người làm việc từ 35 đến 40 giờ/tuần thì nhữngngười làm việc hơn 55 giờ/tuần có tỉ lệ mắc phải chứng"rung nhĩ" cao hơn đến 45%. Rung nhĩ là một dạng rốiloạn nhịp tim gây nên chóng mặt, thở gấp, hồi hộp đánhtrống ngực. Vì vậy, nếu vắt kiệt sức để làm việc trongkhoảng thời gian dài sẽ không chỉ khiến bạn mất dần độnglực làm việc mà còn nguy hại đến sức khỏe và tuổi thọ.
Yến Nhi