5 nguy cơ làm cho dịch Ebola trở nên trầm trọng

26-08-2014 14:25 | Y học 360

SKĐS - Dịch Ebola có những triệu chứng cúm hoặc các dấu hiệu giống với những loại bệnh thường gặp ở Tây Phi, như sốt Lassa nên dễ bị nhầm, làm cho nguy cơ bùng phát trở nên nhanh hơn và mạnh hơn.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đại dịch Ebola từng xuất hiện trong lịch sử nhân loại hồi cuối thập niên 70 thế kỷ trước và nay đang có nguy cơ trở lai. Trong đó 5 yếu tố dưới đây được xem là điểm “nhấn” làm cho đại dịch này có nguy cơ bùng phát và trở lại nhanh hơn.

1. Bệnh mới nên khó phát hiện

Theo WHO, căn bệnh này đang bùng phát mạnh tại 4 quốc gia châu Phi là Sierra Leone, Liberia, Guinea và Nigeria, nhất là Nigeria. Đây là lần thứ 2 căn bệnh này tái xuất kể từ lần đầu phát hiện thấy ở Suda và CHDC Côngô năm 1976 làm cho 431 người bị thiệt mạng. Do rất mới nên con người chưa được chuẩn bị, đào tạo, phòng tránh. Ví dụ, ở Gabon và Uganda đã xây dựng được một số trung tâm nghiên cứu thí nghiệm sinh học để chẩn đoán Ebola nhưng một số nước chưa từng gặp bao giờ lại chưa được trang bị nên còn gặp nhiều khó khăn trong chẩn đoán, chữa trị. Đặc biệt, dịch Ebola có những triệu chứng cúm hoặc các dấu hiệu giống với những loại bệnh thường gặp ở Tây Phi, như sốt Lassa nên dễ bị nhầm, làm cho nguy cơ bùng phát trở nên nhanh hơn và mạnh hơn.

Virút Ebola gây ra những cục đông trong máu tạo thành các đốm đỏ, phồng rộp trên da người bệnh

Virút Ebola gây ra những cục đông trong máu tạo thành các đốm đỏ, phồng
rộp trên da người bệnh

2. Chủng Ebola gây bệnh lại rất nguy hiểm

Cho đến nay con người đã phát hiện thấy 5 chủng Ebola với mức độ nguy hiểm khác nhau. Chủng virút đang bùng phát được xem là nguy hiểm nhất trong số những chủng đã được biết đến, chủng này có tên Zaire ebolavirus. Sudan ebolavirus là chủng nguy hiểm thứ 2 trong khi đó chủng Reston ebolavirus lại không bao giờ gây bệnh ở người còn chủng Taê Forest ebolavirus thì mới chỉ làm cho 1 người duy nhất mắc bệnh được y học biết đến.

3. Nghi lễ mai táng làm trầm trọng thêm đại dịch

Các nước vùng Tây Phi phần lớn thuộc các nhóm người theo đạo Hồi. Luật Hồi giáo yêu cầu các thành viên trong gia đình phải tắm rửa sạch sẽ cho người quá cố trước khi mai táng. Chính việc làm này đã giúp cho tiết dịch gây bệnh trên cơ thể người chết truyền sang người khỏe mạnh. Sau khi người bệnh qua đời, môi chất gây bệnh có thể tồn tại tới vài ba ngày trên cơ thể, vì vậy nghi lễ mai táng nói trên tạo điều kiện cho virút phát tán. Đôi khi có cả trường hợp “quẳng” người chết ra đường như ở Liberia mới đây đã khiến cho căn bệnh này thêm trầm trọng.

Rửa tay bằng xà phòng vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng dịch Ebola

Rửa tay bằng xà phòng vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng dịch Ebola

4. Tây Phi điểm đến du lịch hấp dẫn nên tạo điều kiện cho dịch Ebola bùng phát

Theo tờ New York Times của Mỹ, Trung Phi từng xuất hiện dịch Ebola nhưng dịch này đã được kiểm soát bởi kiềm chế khách du lịch đến khu vực, trong khi đó vùng Tây Phi du lịch lại phát triển rầm rộ, kể cả bằng xe máy. Đây là nơi giáp ranh với xa mạc Sahara, có nhiều danh lam thắng cảnh, động vật hoang dã nên du lịch đổ về nhiều. Chính du lịch trong bối cảnh dịch phát triển đã làm cho căn bệnh này “di cư” khắp toàn cầu. Bệnh Ebola có thời gian ủ bệnh từ 2 - 4 ngày, khoảng thời gian này đủ để con người truyền sang cho các đối tác mới. Thậm chí người ta có thể đi khắp nơi mà không biết bản thân đang gieo rắc bệnh như trường hợp của Patrick Sawyer, người Mỹ gốc Liberia đã vô tư đi du lịch từ Liberia sang Nigeria sau khi hiễm bệnh do chăm sóc chị gái bị Ebola đã qua đời mà không hề hay biết.

5. Người dân không tin vào nhân viên y tế

Theo WHO, một trong những trở ngại làm cho dịch Ebola thêm trầm trọng là cán bộ, nhân viên y tế của WHO lẫn của các tổ chức tình nguyện thế giới và của địa phương không tiếp cận được với người bệnh, do người dân dùng vũ khí, đá, gậy gộc xua đuổi. Bằng chứng, một nhóm bác sĩ ở Tổ chức Bác sĩ không biên giới đã phải bó tay không đến được miền đông nam Guinea nơi có ít nhất 12 ngôi làng có người mắc bệnh Ebola, nhưng khi đến đều bị xua đuổi, thậm chí còn bị người dân ở đây cáo buộc đưa virút Ebola đến cho họ thay vì giúp họ chữa bệnh.

Khắc Nam (Theo PMC- 8/2014)


Ý kiến của bạn