5 món từ tôm đồng giúp bổ thận, lợi sữa
Tôm nước ngọt còn gọi tôm đồng, tôm càng, ở các tỉnh phía Nam còn có tôm càng xanh (kích thước lớn hơn, dài khoảng 22cm, nặng trung bình 100 - 120g). Tôm càng rất được các bà nội trợ ưa chuộng vì thịt chắc vị ngọt, giá trị dinh dưỡng cao và có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Không chỉ vậy, trong Đông y, tôm đồng còn là vị thuốc chữa liệt dương yếu sinh lý, phụ nữ tắc sữa.
Thịt tôm càng tươi rất giàu protid, có lipid, Ca, P, Fe, vitamin B1, B2, vitamin PP,… Ngoài ra còn có cholesterol, melatonin, acid béo omega-3. Vỏ tôm có các polysaccharid. Theo Đông y, tôm đồng vị ngọt, tính ôn; vào can, thận. Có tác dụng bổ thận tráng dương, thông nhũ (lợi sữa), tiêu thoát mủ. Trị thận hư, liệt dương, tắc sữa mụn nhọt, áp-xe, các ổ viêm tấy mưng mủ... Hằng ngày có thể dùng 100 - 200g bằng cách nấu, luộc, hầm, xào, nướng, rán.
Tôm càng (tôm đồng) vị ngọt, dai, chế biến được nhiều món ngon, còn là vị thuốc quý trị liệt dương, lợi sữa.
Sau đây là một số món ăn thuốc có tôm đồng:
Tôm xào lá hẹ: Tôm 125g, rau hẹ 200g thêm gia vị, xào chín. Dùng tốt cho nam giới liệt dương, suy giảm dục tính.
Canh tôm chân giò: Tôm 100 - 150g, rượu 250ml, chân giò 1 cái. Tôm bóc vỏ, cho rượu đun nhỏ lửa cho chín, chân giò làm sạch chặt miếng, thêm gia vị (có thể thêm khoai tây, cà rốt...) hầm chín nhừ. Dùng tốt cho sản phụ ít sữa tắc sữa; nam giới thận hư liệt dương.
Canh tôm hoàng kỳ: tôm càng 10 con, hoàng kỳ 20g, rau, đậu liều lượng thích hợp, thêm gia vị; nấu canh. Thích hợp cho người bị mụn nhọt đã vỡ mủ nhưng lâu ngày chưa hết sưng nề hoặc các sẹo mổ lâu liền.
Tôm chần rượu gạo: Tôm 300g (bỏ vỏ chần nước sôi), nghiền nát, khi ăn uống kèm rượu nhẹ hâm nóng; ngày 2 - 3 lần, kết hợp với ăn canh chân giò. Món này lợi sữa, rất tốt cho chị em sau đẻ ít sữa, tắc sữa.
Tôm xào rượu: Tôm càng tươi 100g (bóc vỏ, cắt nhỏ) xào với 20ml rượu trắng hoặc rang tôm rồi đảo lại với rượu; ăn trong ngày. Dùng cho sản phụ sau đẻ ít sữa.
Các nhà khoa học chiết chất chitosan từ vỏ tôm càng. Đây là một chất có tác động kích thích miễn dịch và chống khối u, như một chất kháng acid tự nhiên trong việc cải thiện khả năng hấp thu calci, giảm lượng acid uric trong máu, giảm cholesterol, làm nguyên liệu để pha chế thuốc bỏng.
Kiêng kỵ: Người âm hư hoả vượng, có các bệnh ngoài da (chàm chốc, dị ứng...) nên thận trọng.
Lương y : Thảo Nguyên
bổ thận
-
Cho ý kiến về các vấn đề còn ý kiến khác nhau của một số dự án Luật
-
Wincofood nhận danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao 2019
-
Vì sao trẻ ăn nhiều không bụ bẫm?
-
6 lợi ích của dầu thầu dầu đối với sắc đẹp và sức khỏe
- Thuốc chữa hiếm muộn do u xơ tử cung
- Iran không loại trừ khả năng xung đột với Israel
- Trung Quốc hy vọng Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều tại Việt Nam sẽ có kết quả tích cực
- Không có đột phá trong Brexit, Anh và EU sẽ tiếp tục tìm lối thoát
- Truyền hình trực tuyến: Phòng cảm cúm, viêm đường hô hấp giao mùa
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Phát hiện yếu tố mới gây ung thư miệng
SKĐS - Hiện nay, số trường hợp mắc ung thư miệng đang gia tăng ở một số quốc gia như Anh, Mỹ... Các yếu tố nguy cơ được biết đến gây bệnh lý nguy hiểm này bao gồm hút thuốc lá, uống rượu, nhiễm virut papilloma (HPV), nhai trầu... - Người Trung Quốc nhìn nhận lại Chiến tranh Tháng 2 năm 1979
- Khám miễn phí vô sinh, hiếm muộn cho hàng nghìn lượt người tại BV Bưu điện
- Khẩn cấp: "Kho máu" dự trữ sắp cạn kiệt, chỉ đủ cung cấp trong 3 ngày nữa
- Giấc mơ trường sinh bất lão và liều thuốc bất tử