Y học cổ truyền cho rằng, thận tàng tinh, tinh sinh tủy, tủy vào trong xương, nuôi dưỡng xương, nên gọi là thận chủ cốt sinh tủy. Can chủ cân, là cân mạch gồm các khớp, gân, cơ, phụ trách việc vận động của cơ thể.
Các vị thuốc hay dùng để làm món ăn có tác dụng trên gồm: Bổ cốt chi, đỗ trọng, kỷ tử nấu với các thực phẩm chứa nhiều canxi như xương, sườn, gân bò, đuôi lợn, bò.
1. Tráng cân (gân) bổ cốt chỉ thang
Nguyên liệu: Gân bò 250g, xương bò 500g, bổ cốt chỉ 12g, kỷ tử 10g, gừng 5g, muối 5g, gia vị đủ dùng.
Cách làm: Gân bò, xương bò rửa sạch, chần qua nước sôi. Sau đó cho vào nồi ninh nhừ. Cho kỷ tử, bổ cốt chỉ, gừng (đập giập) vào nấu chín; thêm muối, gia vị vào là dùng được.
2. Cật heo hấp bổ cốt chỉ
Nguyên liệu: Cật heo 1 đôi, bổ cốt chỉ 12g, rượu, hành, gia vị đủ dùng.
Cách làm: Cật heo rửa sạch, tách đôi, bỏ màng trắng. Bổ cốt chỉ nghiền thành bột mịn, gừng đập giập. Cho bột bổ cốt chỉ vào trong cật heo đã ướp gia vị rồi cho vào đĩa, xếp gừng, hành vào rồi đem hấp cách thủy trong vòng 30 phút là dùng được.
3. Canh súp hạt dẻ, đỗ trọng hầm chân gà
Nguyên liệu: Đỗ trọng 20g, hạt dẻ 200 g, thịt nạc 200g, chân gà 8 cái, vỏ quýt 10g, gia vị đủ dùng. Cách làm: Đỗ trọng, hạt dẻ, thịt nạc, chân gà rửa sạch cho vào nồi ninh 2h, thêm vỏ quýt (thái nhỏ), muối, gia vị vào là dùng được.
4. Xương lợn hầm đỗ trọng, kỷ tử
Nguyên liệu: Đỗ trọng 20g, kỷ tử 20g, xương sống lợn 200g, đường phèn lượng thích hợp. Cách làm: Đỗ trọng và kỷ tử nấu lấy nước bỏ bã. Đem nước thuốc với xương sống lợn ninh (lúc đầu đun sôi to lửa, sau nhỏ lửa) đến khi xương tủy nhừ, lấy bỏ xương, cho đường phèn khuấy đều thành dạng canh súp.
5. Canh đuôi lợn hầm đỗ trọng, hồ đào
Nguyên liệu: Đuôi lợn 1 cái, đỗ trọng 30g, ngưu tất 30 g, lạc 60g, chân gà 8 cái, vỏ quýt 10g, gia vị đủ dùng.
Cách làm: Đỗ trọng, hạt dẻ, thịt nạc, chân gà rửa sạch cho vào nồi ninh 2h, thêm vỏ quýt (thái nhỏ), muối, gia vị vào là dùng được.