1. Táo đồng minh của chuyển hóa
Nguồn chất xơ hoà tan tự nhiên dồi dào với 1,95g/100g pectin dễ tiêu hóa, giúp bình thường hóa quá trình chuyển hóa thức ăn bằng cách chống táo bón và tiêu chảy.
2. Tạo cảm giác no
Do giàu pectin và đường phức táo có tác dụng ngăn chặn sự thèm ăn. Khi ăn táo, những chất này sẽ hấp thụ một lượng nước lớn vào để tạo thành một chất gel dính làm tăng lượng thức ăn (thức ăn đã được nhai và nước bọt).
Chúng cũng làm chậm hoạt động của các enzym tiêu hóa. Kết quả là, cảm giác đói lâu đến hơn!
3. Chống lại cholesterol
Các pectin của trái táo tạo thành một chất gel trong hệ thống ruột, giữ một số cholesterol và đường để thải ra ngoài cơ thể theo phân. Chất xơ và vitamin B3 có trong táo giúp củng cố nồng độ cholesterol trong máu.
4. Làm giảm nguy cơ ung thư
Một số nghiên cứu đã làm nổi bật sức mạnh của chất chống oxy hóa của táo, các polyphenol (đặc biệt là quercetin), trong việc giảm nguy cơ phát triển ung thư phổi và đại trực tràng. Những người ít mắc ung thư nhất là những người tiêu thụ trung bình 5 quả táo mỗi tuần.
5. Ăn táo có lợi cho dạ dày
Không chỉ chống ung thư, quercetin trong táo - với đặc tính kháng virus và chống viêm - ngăn ngừa loét dạ dày và đau dạ dày. Nhưng nó cũng chứa hai loại đường (sorbitol và fructose) có thể gây đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy ở một số người.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Một ngày bạn nên ăn bao nhiêu hộp sữa chua để không bị tăng cân