Người già, người cao tuổi thường gặp vấn đề về tiêu hóa và hấp thu dẫn đến tình trạng ăn không ngon, cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Những loại vitamin, khoáng chất thiết yếu cho người cao tuổi
Với người già, người cao tuổi việc ăn đủ chất, ăn đúng cách, ăn đảm bảo chất lượng quan trọng hơn việc tập trung vào số lượng. Người cao tuổi cần lựa chọn chế độ ăn cân bằng và giàu dinh dưỡng. Vậy người cao tuổi nên ăn gì? Sau đây là 5 loại vitamin, khoáng chất cần thiết để giúp người cao tuổi sống khỏe:

Việc ăn đúng, ăn đủ với người cao tuổi quan trọng hơn ăn nhiều.
Chất béo
Chất béo tốt cho sức khỏe người cao tuổi là các loại chất béo có trong dầu hạt óc chó, dầu cá, dầu oliu… Những chất béo này sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Bên cạnh đó người cao tuổi cần hạn chế các loại mỡ động vật trong thực đơn hàng ngày.
Chất đạm
Khi bạn già đi, lượng cơ trong cơ thể cũng sẽ dần biến mất và bạn cần phải cung cấp đủ protein để duy trì cơ bắp thông qua các thực phẩm như: thịt trắng, cá, đậu nành, trứng, sữa… Vậy người cao tuổi nên bổ sung gì? Bổ sung đủ chất đạm sẽ giúp người cao tuổi vừa duy trì được cơ bắp vừa tránh tình trạng suy nhược cơ thể. Người cao tuổi có thể lựa chọn bắt đầu ngày mới bằng 1 ly sữa và một quả trứng kèm theo các thực phẩm khác.
Nhóm vitamin cho người cao tuổi
Các vitamin bao gồm: canxi, vitamin D trong cơ thể người già thường bị thiếu hụt. Việc bổ sung các loại rau xanh, sữa và các chế phẩm từ sữa, hải sản… sẽ giúp cung cấp các vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Đặc biệt vitamin B12 có trong trứng, cá, sữa sẽ giúp cải thiện tình trạng thiếu máu và suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi.
Chất xơ
Rau xanh, trái cây và các thức ăn mềm sẽ giúp người già dễ tiêu hóa hơn.
Uống đủ nước
Việc uống đủ nước ở người cao tuổi rất quan trọng vì người cao tuổi thường uống nước khi cảm thấy khát. Uống đủ từ 2-3 lít nước mỗi ngày sẽ giúp người cao tuổi không gặp tình trạng táo bón đồng thời giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra tốt hơn.
Bên cạnh đó, người cao tuổi đừng quên hạn chế muối, đường và các chất kích thích (cà phê, rượu bia…) để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, tiểu đường, loãng xương…

Người cao tuổi nên ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ để cung cấp đủ năng lượng, chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Người cao tuổi nên ăn một ngày mấy bữa?
Bên cạnh việc bổ sung các khoáng chất, vitamin cho người cao tuổi thông qua thực đơn hàng ngày. Thời điểm ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của người cao tuổi vì ảnh hưởng đến khả năng hấp thu cũng như các vấn đề khác về sức khỏe. Ví dụ như việc ăn tối quá muộn có thể khiến người cao tuổi mất ngủ và khó tiêu.
Theo khuyến cáo, người cao tuổi nên ăn 3 bữa chính: sáng, trưa và tối với lượng thức ăn vừa phải để không bị đầy bụng. Một ngày nên có 2 bữa nhẹ vào giữa sáng và giữa chiều để không tụt đường huyết và duy trì năng lượng. Sau đây là gợi ý khung giờ ăn cho người cao tuổi:
- Thời gian ăn sáng khoảng từ 6h30 -7h30. Với bữa sáng người cao tuổi nên chọn chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng có đạm như trứng, sữa, cháo, bánh mỳ kèm bơ đậu phộng.
- Thời gian ăn trưa khoảng từ 11h30 -12h30. Bữa trưa người cao tuổi nên ăn bổ sung tinh bột, rau xanh và cá, thịt trắng.
- Thời gian ăn tối khoảng từ 18h- 19h. Bữa tối người cao tuổi lưu ý nên ăn nhẹ nhàng, lựa chọn các thực phẩm dễ tiêu và tránh các thức ăn dầu mỡ. Trước khi đi ngủ 1 tiếng (20h-21h) bạn có thể uống một cốc sữa ấm hoặc ăn chuối để giúp dễ ngủ hơn.