1. Điều chỉnh chế độ ăn để kiểm soát hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn chức năng đường tiêu hóa gây đau bụng và rối loạn tiêu hóa. Căn bệnh này có mối liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống. Những người mắc hội chứng ruột kích thích thường gặp phải các triệu chứng đường ruột sau khi ăn một số loại thực phẩm. Tuy nhiên không phải ai cũng giống nhau, vì có loại có thể gây triệu chứng đối với một số người nhưng người khác thì không.
Theo ThS. BS Nguyễn Ngọc Đan, chuyên khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Xanh Pôn, hội chứng ruột kích thích là hiện tượng ruột bị rối loạn chức năng, tái phát nhiều lần nhưng không có thương tổn về giải phẫu cũng như tổ chức sinh hóa ở ruột (không có u, không viêm loét…).
Người bị hội chứng ruột kích thích thường có triệu chứng đau bụng và rối loạn tiêu hoá. Ngoài ra còn có thể có một số triệu chứng khác như đầy hơi, tức nặng bụng, trung tiện nhiều…
Do hội chứng ruột kích thích là rối loạn chức năng, nguyên nhân chưa rõ ràng nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp điều trị chủ yếu bao gồm dùng thuốc, thay đổi lối sống và điều chỉnh chế độ ăn uống.
Người bệnh cần thực hiện lối sống lành mạnh, tránh lo âu, căng thẳng kéo dài, bỏ các thói quen có hại như lạm dụng rượu, bia, hút thuốc lá…; Tránh ăn các đồ ăn gây kích thích, rối loạn tiêu hoá, thực phẩm gây đầy hơi, thực phẩm chứa Gluten; Không sử dụng các chất kích thích, gia vị mạnh, đồ ăn nhiều dầu mỡ…
2. Những thực phẩm có thể giúp ích cho người bị hội chứng ruột kích thích
2.1. Thịt nạc
Thịt nạc chủ yếu bao gồm protein. Protein nạc được tiêu hóa dễ dàng và các vi khuẩn đường ruột giúp phân hủy thức ăn không lên men nó, có nghĩa là bạn sẽ không bị đầy hơi và khó tiêu sau khi ăn. Còn các loại thịt béo rất giàu chất béo bão hòa. Loại chất béo này khó tiêu hóa hơn và gây viêm ruột, có thể làm cho các triệu chứng hội chứng ruột kích thích trầm trọng hơn.
Một số thức ăn chứa protein nạc tốt cho người bị hội chứng ruột kích thích bao gồm: thịt lợn nạc như thịt thăn, thịt bò nạc, thịt gà trắng như ức gà…
2.2. Cá béo
Cá béo chứa nhiều axit béo omega-3 có tác dụng chống viêm mạnh. Vì tình trạng viêm ruột cũng góp phần gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, nên ăn nhiều cá giàu omega-3 có thể giúp ích cho người bị hội chứng ruột kích thích. Các loại cá béo bao gồm: cá hồi, cá trích, cá cơm, cá mòi, cá ngừ, cá thu…
2.3. Rau củ
Một số người bị hội chứng ruột kích thích có xu hướng tránh ăn rau vì họ cho rằng chúng sẽ làm cho các triệu chứng xấu hơn. Nguyên nhân có thể họ đã ăn nhiều loại rau như bắp cải, bông cải xanh và cải xoăn là những loại rau họ cải có chứa raffinose, một loại đường sinh ra khí và có thể gây đầy hơi.
Tuy nhiên, rau giàu chất xơ rất tốt cho hệ vi khuẩn đường ruột giúp hỗ trợ tiêu hóa. Bạn nên bắt đầu bổ sung dần dần những loại rau ít gây đầy hơi và chướng bụng như: khoai tây, khoai lang, bí đao, cà rốt, cà tím, ớt chuông, rau lá xanh… Nên ăn rau nấu chín, không nên ăn rau sống để tránh bị rối loạn tiêu hóa.
2.4. Trái cây
Giống như rau, trái cây có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe đường ruột. Một số loại trái cây giúp kiểm soát tốt các triệu chứng hội chứng ruột kích thích như: quả bơ, chuối, việt quất, dưa lưới, kiwi, đu đủ…
2.5. Yến mạch
Yến mạch là một nguồn chất xơ hòa tan rất tốt cho người bị hội chứng ruột kích thích. Chúng cũng có hàm lượng FODMAP tương đối thấp khi ăn vừa phải. FODMAP là từ viết tắt của một số loại carbohydrate chuỗi ngắn (đường) được tìm thấy trong thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như đầy hơi ở những người bị hội chứng ruột kích thích.
Ngoài ra, yến mạch cũng chứa lượng tinh bột kháng cao. Tinh bột kháng trong yến mạch có chức năng giống như chất xơ có thể cải thiện sức khỏe đường ruột bằng cách cung cấp các vi khuẩn có lợi.
Xem thêm video đang được quan tâm
Tại sao bữa sáng lại là bữa ăn quan trọng nhất-