Hà Nội

5 loại thảo mộc hỗ trợ giảm huyết áp

SKĐS - Đối với người tăng huyết áp, bên cạnh việc dùng thuốc đều đặn, việc bổ sung một số thảo một trong chế độ ăn uống có thể hỗ trợ giúp giảm huyết áp…

5 loại trà có thể hỗ trợ giảm huyết áp5 loại trà có thể hỗ trợ giảm huyết áp

SKĐS - Tăng huyết áp là một bệnh lý nguy hiểm, làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và các bệnh tim mạch khác. Một số loại trà thảo mộc có thể hỗ trợ giảm huyết áp

1. Tỏi hỗ trợ giảm huyết áp

Tỏi là một loại thảo mộc nổi tiếng vì có nhiều đặc tính chữa bệnh khác nhau. Tỏi rất giàu các hợp chất có lợi cho tim mạch. Một trong những hợp chất hoạt động chính mang lại cho tỏi mùi đặc trưng và nhiều lợi ích chữa bệnh là allicin, có thể giúp giảm huyết áp cao và thư giãn các mạch máu.

Tỏi đã được sử dụng trong y học trong nhiều thế kỷ. Trong một phân tích tổng hợp, những người bị huyết áp cao đã thấy biểu hiện của việc giảm được huyết áp khi bổ sung tỏi.

Tỏi có thể được thực hiện trong các hình thức sau:

  • Tỏi sống
  • Dạng bột
  • Chiết xuất tỏi lỏng

Lưu ý rằng, bổ sung tỏi có thể làm tăng chảy máu và nên thận trọng khi dùng cho những người dùng thuốc làm loãng máu.

photo-1674811905597

Tỏi giúp hạ huyết áp.

2. Cần tây

Chất hóa học tự nhiên apigenin có trong cần tây giúp ngừa chứng huyết áp cao và giúp giãn nở mạch máu. Chiết xuất hạt cần tây có thể giúp giảm huyết áp (vì nó hoạt động như một chất chặn kênh canxi tự nhiên).

Uống nước ép cần tây tươi còn giúp giảm chóng mặt, đau đầu và đau vai liên quan đến huyết áp cao.

3. Gừng

Gừng là một loại gia vị đa năng được sử dụng cho nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó có các vấn đề về tim mạch như: Tuần hoàn, mức cholesterol và huyết áp.

Gừng có thể hoạt động như một chất chặn kênh canxi tự nhiên, giúp làm giãn mạch máu, thúc đẩy tuần hoàn khỏe mạnh. Bạn có thể kết hợp gừng trong bữa ăn và đồ uống hàng ngày.

4. Quế

Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy quế giúp mở rộng và thư giãn các mạch máu, giúp giảm huyết áp.
Nghiên cứu trên người cũng cho thấy rằng, việc tiêu thụ quế đều đặn có thể hỗ trợ huyết áp khỏe mạnh cùng với các liệu pháp khác…

5. Trà xanh

photo-1674811908334

Trà xanh chứa chất chống o xy hóa, có thể giúp giảm huyết áp cao.

Trà xanh được biết đến với hàm lượng chất chống oxy hóa cao và có thể giúp hạ huyết áp. Một phân tích tổng hợp năm 2020 cho thấy bổ sung trà xanh trong thời gian ngắn giúp hạ huyết áp.

Trà xanh có thể được uống dưới dạng trà hoặc chiết xuất có thể được dùng như một chất bổ sung.

Lưu ý rằng, chiết xuất trà xanh có liên quan đến tổn thương gan ở một số người và có thể tương tác với thuốc.

Đối với người tăng huyết áp, điều quan trọng là phải ăn nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh cho tim để kiểm soát huyết áp cao.

- Những chất dinh dưỡng và chất bổ sung sau đây nên được giảm thiểu hoặc tránh nếu bạn bị huyết áp cao:

  • Hàm lượng muối cao
  • Thực phẩm chế biến và thịt
  • Các chất bổ sung như cam thảo, ma hoàng…

Chế độ ăn uống lành mạnh, bổ dưỡng là một cách để giảm huyết áp, nhưng những thói quen sinh hoạt sau đây cũng có thể giúp bạn giảm huyết áp:

Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. May mắn thay, việc kiểm soát huyết áp lại nằm trong tầm tay của bạn. Các can thiệp bao gồm dinh dưỡng và tập luyện có thể giúp giảm huyết áp. Mặc dù, có bằng chứng cho thấy, thảo mộc và chất bổ sung có thể làm giảm huyết áp cao, nhưng cách tốt nhất để có được những chất dinh dưỡng này là ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng...

7 cách giúp phòng ngừa tăng huyết áp7 cách giúp phòng ngừa tăng huyết áp

SKĐS - Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tăng huyết áp, sẽ giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và các bệnh nghiêm trọng khác…

Mời độc giả xem thêm video:

Tăng huyết áp khiến thận bị tổn thương - SKĐS

Trịnh Xuân Nguyên
(Theo VRH)
Ý kiến của bạn