1. Nguyên nhân gây sỏi thận
Nguyên nhân chung gây sỏi thận như sau:
- Uống quá ít nước.
- Ăn protein động vật hoặc thực phẩm có nhiều natri.
- Chế độ ăn thiếu canxi làm tăng mức độ các chất khác gây sỏi thận.
- Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu và thuốc kháng axit dựa trên canxi.
- Người bị tăng canxi niệu cũng tăng nguy cơ bị sỏi thận.
Nguyên nhân do các tình trạng sức khỏe như:
- Béo phì, viêm ruột.
- Cường cận giáp.
- Bệnh gout.
- Bệnh đái tháo đường type 2.
- Bệnh thận.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát.
- Thay đổi gen làm tăng nguy cơ sỏi thận.
- Phẫu thuật giảm cân.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Lịch sử gia đình.
- Chế độ ăn nhiều muối hoặc đường (đặc biệt là đường fructose).
Hình ảnh sỏi thận trong cơ thể.
2. Triệu chứng của sỏi thận
Sỏi thận được tìm thấy với nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau. Các triệu chứng dễ nhận thấy hơn ở sỏi thận lớn hơn.
Các triệu chứng có thể chỉ là một hoặc nhiều biểu hiện sau đây:
- Đau dữ dội ở hai bên lưng dưới hoặc đau mơ hồ không tự giảm.
- Đau dạ dày kéo dài cho đến khi được điều trị.
- Ớn lạnh và sốt.
- Tiểu ra máu.
- Buồn nôn, nôn hoặc không.
- Nước tiểu có mùi hoặc đục.
Đau dữ dội hai bên lưng dưới có thể là dấu hiệu của sỏi thận.
3. Các loại nước uống hỗ trợ đào thải sỏi thận
Uống nhiều nước không chỉ đào thải độc tố mà còn giúp di chuyển sỏi và sạn thận qua đường tiết niệu. Mặc dù chỉ riêng nước đã có thể có tác dụng này, tuy nhiên, việc thêm một số thành phần nhất định có thể làm tăng hiệu quả của biện pháp này.
3.1 Nước chanh
Bạn có thể thêm chanh tươi vắt vào nước. Chanh có chứa citrate, một chất hóa học ngăn ngừa sự hình thành sỏi canxi. Citrate cũng có thể phá vỡ những viên sỏi thận nhỏ khiến chúng đào thải dễ dàng hơn.
Ngoài ra, nước chanh còn có nhiều lợi ích sức khỏe khác như ức chế sự phát triển của vi khuẩn và cung cấp vitamin C cho cơ thể.
3.2 Nước húng quế
Theo BS. Jerlyn Jones, chuyên gia dinh dưỡng tại Atlanta, Mỹ, húng quế có nhiều chất dinh dưỡng, được sử dụng theo truyền thống cho các rối loạn tiêu hóa và viêm nhiễm.
Nước ép húng quế có chứa chất chống oxy hóa và chất chống viêm nên có thể duy trì sức khỏe của thận. Tuy nhiên vẫn có ít bằng chứng để hỗ trợ phương thuốc này.
Để thử, hãy dùng lá húng quế tươi hoặc khô để pha trà và uống vài cốc mỗi ngày. Bạn cũng có thể ép húng quế tươi bằng máy ép trái cây hoặc húng quế vào sinh tố.
3.3 Nước ép cần tây
Cần tây được sử dụng trong một số loại thuốc truyền thống như một phương thuốc giúp điều trị sỏi thận. Một nghiên cứu tại Brazil cho thấy, những phụ nữ ăn ít cần tây dễ bị sỏi thận hơn so với những người ăn nhiều hơn. Bên cạnh đó, một nghiên cứu năm 2019 của các nhà khoa học Indonesia trên chuột cho thấy, chiết xuất cần tây giúp phá vỡ sỏi thận nhỏ.
Để làm nước ép cần tay, bạn cần xay một hoặc nhiều cọng cần tây với nước và uống nước ép hằng ngày.
Tuy nhiên, giống như các chiết xuất thực vật khác, cần tây có thể tương tác với các loại thuốc hoặc phương pháp điều trị khác, có thể gây ra tác dụng không mong muốn. Đối với những người đang có bệnh mạn tính hoặc đang dùng thuốc điều trị, nên trao đổi với bác sĩ trước khi thử các biện pháp khắc phục mới.
Nước ép cần tây cần sử dụng cẩn trọng khi đang dùng các loại thuốc khác.
3.4. Nước ép lựu
Nước ép lựu đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để cải thiện tổng thể chức năng thận. Bên cạnh đó, sử dụng nước ép lựu sẽ giúp loại bỏ các chất độc khỏi thận do có chứa nhiều chất chống oxy hóa.
Ngoài ra, nước ép lựu cũng làm giảm mức độ axit trong nước tiểu. Nồng độ axit thấp hơn làm giảm nguy cơ sỏi thận trong tương lai.
Hiệp hội Đột quỵ Mỹ lưu ý rằng, một số loại thuốc dùng để giảm cholesterol có thể tương tác với nước ép lựu, nên bạn cần thận trọng trước khi dùng loại nước ép này.
Nước ép lựu.
3.5 Nước ép bồ công anh
Các bộ phận khác nhau của cây bồ công anh được cho là giúp loại bỏ chất thải, tăng lượng nước tiểu và cải thiện tiêu hóa. Bồ công anh có chứa vitamin A, B, C và D và các khoáng chất như kali, sắt và kẽm...
Bạn có thể làm nước ép bồ công anh tươi từ lá cây hoặc mua rễ dưới dạng trà hoặc chiết xuất. Nếu bạn sử dụng từ lá tươi, có thể thêm vỏ cam, gừng và táo để tạo hương vị.
Lưu ý: Mặc dù một lượng nhỏ bồ công anh có thể an toàn cho hầu hết mọi người, nhưng một số người có thể bị dị ứng với bồ công anh, đặc biệt nếu bạn bị dị ứng với cúc vạn thọ hoặc các loại hoa cúc khác.
Sử dụng bồ công anh liều cao có thể không an toàn cho những người có tình trạng sức khỏe nhất định, chẳng hạn như: Huyết áp cao hoặc thấp, đái tháo đường, mắc bệnh gan hoặc thận...
Những trường hợp mắc bệnh tăng huyết áp nên cẩn trọng khi dùng nước ép bồ công anh.
Mời bạn xem tiếp video:
Bí quyết để bạn đi ngàn dặm cũng không say xe | SKĐS