5 khoáng chất có thể tương tác bất lợi với thuốc điều trị

04-11-2022 15:09 | An toàn dùng thuốc
google news

SKĐS - Trong cơ thể, khoáng chất có vai trò rất quan trong như cân bằng chất lỏng, duy trì sự phát triển của xương, răng cũng như hỗ trợ cho chức năng của hệ thần kinh…Thế nhưng khi bổ sung khoáng chất cần lưu ý tới các tương tác bất lợi nếu đang dùng thuốc điều trị bệnh.

Các khoáng chất thường gặp, nếu uống cùng nhau sẽ gây bất lợiCác khoáng chất thường gặp, nếu uống cùng nhau sẽ gây bất lợi

SKĐS - Các khoáng chất như magiê, canxi, sắt, đồng… có vai trò quan trọng trong cơ thể, nhưng cơ thể lại không tự sản xuất được mà phải cung cấp từ bên ngoài qua ăn, uống. Tuy nhiên cần lưu ý các tương tác bất lợi khi bổ sung cùng nhau.

1. Canxi

Canxi là một khoáng chất được dùng chủ yếu để ngăn ngừa hoặc điều trị chứng loãng xương... Nó có mặt trong các sản phẩm sữa và có sẵn dưới dạng thực phẩm bổ sung…

Trên thực tế nhiều người đã bổ sung canxi, có thể theo đơn hoặc tự ý mua sử dụng.

Canxi có thể tương tác với các loại thuốc kê đơn bằng cách hạn chế sự hấp thụ của chúng. Tương tác đáng kể đã được quan sát thấy giữa canxi và một số loại kháng sinh - cụ thể là tetracycline và fluoroquinolones.

Canxi cacbonat có thể làm giảm 40% khả dụng sinh học của ciprofloxacin, điều này có thể dẫn đến việc điều trị nhiễm trùng không đầy đủ và tăng các biến chứng.

Bệnh nhân khi đang dùng kháng sinh tetracycline hoặc fluoroquinolones nên tránh bổ sung canxi trong quá trình điều trị.

Ngoài ra, một số loại thuốc, khi sử dụng lâu dài, có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng canxi của cơ thể. Ví dụ, corticosteroid làm giảm sự hấp thụ canxi, theo thời gian, có thể dẫn đến loãng xương; thuốc lợi tiểu quai làm tăng bài tiết canxi…

photo-1667546666469

Canxi có thể tương tác bất lợi với một số kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn

2. Nhôm và magiê

Nhôm và magiê được tìm thấy trong các sản phẩm kháng axit không kê đơn phổ biến. Giống như canxi, chúng có thể liên kết với các loại thuốc làm giảm sinh khả dụng và giảm hiệu quả của thuốc.

Thuốc kháng sinh fluoroquinolone và tetracycline, thuốc trị loãng xương bisphosphonates, và hormone tuyến giáp levothyroxine có thể bị ảnh hưởng bởi nhôm và magiê. Do đó, không nên dùng các thuốc này trong vòng hai giờ sau khi tiêu thụ nhôm hoặc magiê. Nếu bệnh nhân không đáp ứng với liệu pháp như mong đợi, nên ngừng sản phẩm nhôm hoặc magiê và dùng một sản phẩm thay thế.

3. Sắt

Cần bổ sung sắt nếu cơ thể không thể sản xuất đủ lượng tế bào hồng cầu. Thiếu sắt có thể dẫn đến mệt mỏi, khó thở, giảm hoạt động thể chất, các vấn đề trong học tập và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Bệnh nhân đang dùng chất bổ sung sắt hoặc vitamin tổng hợp có chứa sắt nên được hướng dẫn tránh dùng trong vòng hai giờ sau một liều kháng sinh tetracycline hoặc fluoroquinolone, digoxin hoặc levothyroxine.

Ngoài ra, canxi và sắt cũng không nên bổ sung cùng nhau vì chúng cạnh tranh nhau để hấp thu. Do đó, sắt và canxi nên được dùng vào những thời điểm khác nhau trong ngày.

Muối sắt cũng có thể cản trở sự hấp thu của levodopa (thuốc điều trị Parkinson). Nếu bệnh nhân đang có các triệu chứng parkinson đột ngột, nên tránh dùng sắt. Nếu không thể, nên tăng liều levodopa. Sắt cũng có thể gây tăng huyết áp ở bệnh nhân dùng methyldopa, và không nên dùng đồng thời hai chất này.

Sự hấp thụ sắt có thể bị ảnh hưởng bởi độ axit trong dạ dày và có một số lượng lớn bằng chứng ủng hộ sự hấp thu sắt hạn chế ở những bệnh nhân dùng thuốc ức chế bơm proton và thuốc làm giảm độ axit trong dạ dày. Do đó, ở những bệnh nhân thiếu sắt cần dùng thuốc ức chế bơm proton, nên tiêm tĩnh mạch sắt. Tương tác giữa sắt và omeprazole có thể không dễ nhận biết, vì vậy không nên uống hai chất này cùng nhau.

photo-1667546668935

Sắt có thể làm giảm hấp thụ của nhiều thuốc điều trị bệnh.

4. Kali

Mặc dù hầu hết bệnh nhân bổ sung kali nhận được khoáng chất này dưới dạng sản phẩm kê đơn, tuy nhiên một số sản phẩm không kê đơn cũng có chứa kali. Bất kỳ loại thuốc nào làm tăng nồng độ kali trong cơ thể đều có khả năng tương tác với kali bổ sung.

Bệnh nhân nên thận trọng khi bổ sung kali nếu họ dùng bất kỳ loại thuốc kê đơn nào sau đây: Thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin, digoxin, indomethacin, thuốc bổ sung kali theo đơn và thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali triamterene hoặc spironolactone.

Mặc dù lượng kali có trong các chất bổ sung khoáng chất không kê đơn không có khả năng gây ra các tương tác lớn, nhưng vẫn có nguy cơ xảy ra tương tác thuốc, đặc biệt nếu bệnh nhân có nguy cơ bị suy thận.

Có nhiều loại tương tác thuốc khác nhau với khoáng chất với các mức độ khác nhau từ nhẹ đến nghiêm trọng. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về những thuốc bổ sung mình đang sử dụng để bác sĩ cân nhắc có lời khuyên phù hợp, nhằm tránh các tương tác bất lợi có thể xảy ra với thuốc điều trị bệnh.
3 loại thảo dược phổ biến tránh dùng với một số thuốc chữa bệnh3 loại thảo dược phổ biến tránh dùng với một số thuốc chữa bệnh

SKĐS - Nhiều người tìm đến các chất bổ sung là thảo dược cho an toàn hơn. Thế nhưng không phải cứ ‘tự nhiên’ là tốt, các loại thảo dược có thể tương tác bất lợi với thuốc chữa bệnh.

9 tương tác thuốc với thực phẩm phổ biến cần tránh9 tương tác thuốc với thực phẩm phổ biến cần tránh

SKĐS - Một số người cần dùng thuốc để điều trị bệnh (cấp tính hoặc/và mạn tính). Thế nhưng cần lưu ý một số tương tác thuốc bất lợi với thức ăn và đồ uống hằng ngày.

Mời độc giả xem thêm video:

8 thực phẩm tự nhiên giàu chất xơ hàng đầu



DS Nguyễn Thu Giang
Ý kiến của bạn