1. Hiệu ứng giả dược tác động cả trên động vật
Đến nay rất nhiều bí ẩn liên quan đến hiệu ứng giả dược (placebo), tức không dùng thuốc hoặc không có thực, nhưng vẫn phát huy hiệu ứng lên con người lẫn động vật mà ngay cả y học vẫn chưa giải thích được. Ví dụ, các nhà khoa học tiến hành thử nghiệm trên chuột đồng, xem chúng phản ứng thế nào nếu ánh sáng tự nhiên bị hạn chế. Kết quả loài gậm nhấm cứ ngỡ mùa đông đến. Vào mùa đông ánh sáng ít hơn, thức ăn hiếm hơn nên chúng duy trì chế độ tiêu hao năng lượng khác đi, thậm chí còn xuất hiện cả hiện tượng ngủ đông.
Đánh giá về hiện tượng trên, các nhà khoa học cho rằng, rất có thể não bộ đã tiến hành bước thẩm định, phân tích lợi-hại để đưa ra những phản ứng thích hợp, phù hợp với quá trình tiến hóa, giúp loài vật phát triển phù hợp với những bất lợi của môi trường.
2. Tư duy tích cực giúp cải thiện thị lực
Phần lớn giả dược phát huy tác dụng trong các trường hợp tâm tính bất ổn, hoặc quá tin vào một thần tượng nào đó, như dùng thuốc bổ để giảm đau khớp. Trong trường hợp này tần suất đau rất khó xác định, hoặc dùng tách trà nóng để giảm căng thẳng, bởi uống trà nóng cần phải có thêm thời gian nên có tác dụng giảm bệnh. Tương tự như cải thiện chức năng thị lực cho con người nếu người trong cuộc có những ý nghĩ tích cực.
Đại học Harvard mới đây đã thực hiện nghiên cứu, tạo ra bảng chữ cái nhỏ hơn thông thường và dùng các đối tượng có kích thước khác lạ so với truyền thống nhưng kết quả, nhiều người lại nhìn rõ hơn so với những lần đi khám bác sĩ nhãn khoa. Thậm chí nếu đeo kính thuốc hoặc áp tròng như khuyến cáo, kết quả vẫn không được cải thiện. Trong một thí nghiệm khác, học viên phi công được giả mời tham gia một kỳ thi mô phỏng mà họ đã được thông báo trúng tuyển phi công, kết quả tầm nhìn tốt hơn so với những lần kiểm tra thị lực trước đó. Điều này cho thấy, một khi tư tưởng đã thông, xuất hiện ý nghĩ tích cực thì thị lực được cải thiện đáng kể, thậm chí còn tiết kiệm được cả chi phí cho việc mua sắm các loại kính đắt tiền.
3. Tự lừa cơ thể để thay đổi hình ảnh bản thân
Mọi người đều biết muốn giảm cân phải giảm đầu vào, trọng tâm đến thực phẩm có hàm lượng calo thấp, nhưng nhờ sự phản ứng giả dược, ăn uống lành mạnh có thể tạo ra “tác dụng phụ” tích cực. Trong ruột con người có loại hoóc-môn tên là ghrelin, nó giúp cơ thể cảm nhận đói, và mức độ đốt cháy calo. Thời gian nhịn càng lâu thì hoóc-môn ghrelin tăng càng nhiều nên việc giảm béo đôi khi không đạt hết quả bởi người trong cuộc thiếu kiên nhẫn, kể cả khi ăn thực phẩm chuyên dụng giảm béo như Big Mac hay ăn táo.
Các nhà khoa học mới đây còn tiến hành nghiên cứu dùng giả dược cho nhóm người làm việc trong khách sạn. Một nhóm nhân viên tình nguyện tham gia, họ được thông báo công việc hàng ngày thực sự là những bài tập thể thao hữu ích, giúp giảm huyết áp, đốt mỡ, và giảm cân, mặc dù mọi hoạt động của nhóm người này quá nhỏ so với luyện tập thể thao thực sự.
Ở nghiên cứu thứ hai, một phụ nữ được thuyết phục đang mang thai, ngay lập tức những triệu chứng thai kỳ xuất hiện, nhất là khi người trong cuộc không hề hay biết mình đang là đối tượng nghiên cứu. Thậm chí, còn phàn nàn đau đớn vì trướng bụng, cho dù chưa bao giờ mang thai. Khoa học gọi đây là hiện tượng thụ thai giả (pseudocyesis), căn bệnh hiếm gặp, trong đó cơ thể sản xuất ra những hormone giống như mang thai nhưng trong bụng không hề có em bé. Thậm chí có thể làm tăng ích thước vòng bụng, ngực, cảm giác thèm ăn, ốm nghén, cho con bú, và cả hiện tượng đau khi vượt cạn. Hiện tượng thụ thai giả có tỉ lệ mắc bệnh 6/22.000 ca sinh, vì vậy không chỉ có người bệnh, mà cả bác sĩ cũng bị lừa, như một ca vượt cạn ở North Carolina, Mỹ, năm 2008, một phụ nữ lên bàn mổ, trong suốt hai ngày đau đẻ nhưng khi mổ không hề có em bé nào cả.
4. Liệu pháp giả dược phát huy tác dụng ngay cả khi người trong cuộc biết sự thật
Nếu ai đó muốn tận dụng lợi thế của hiệu ứng giả dược thì tự họ có thể làm được mà không cần đến y học hay những người xung quanh. Một nghiên cứu mới đây đã chứng minh được điều này, bác sĩ đã sử dụng giả dược có nhãn mác đầy đủ mà bệnh nhân đã biết. Thực chất đây là những viên thuốc đường, được cấp cho nhóm người mắc hội chứng ruột kích thích. Kết quả thật không ngờ, nhóm không dùng bất kỳ loại thuốc nào, 35% số bệnh nhân cho hay cải thiện bệnh sau 3 tuần, còn nhóm dùng giả dược, tỉ lệ này tăng vọt tới 60%. Nhóm người này sau đó được khuyến cáo dùng 2 viên/ngày vào các dịp nghỉ lễ, và kết quả vẫn tương tự
5. Thuốc càng đắt càng hiệu quả?
Phần lớn trong công nghiệp, người ta đều có ý tưởng hàng càng bán chạy, giá càng cao thì chất lượng càng tốt. Ngành dược cũng vậy, thậm chí người ta còn thuyết phục mọi người điều này, chính vì thế mà quảng cáo mới sôi động như hiện nay.
Đây là một hiệu ứng giả dược thể hiện rất rõ trong nhóm người tiêu dùng, nhiều người quả quyết một liều thuốc giảm đau 50.000 đồng dứt khoát tốt hơn liều chỉ có 2.500 đồng mặc dù chất lượng y nhau. Kết luận trên được dựa trên nghiên cứu của Viện công nghệ Massachusetts Mỹ (MIT). Theo nghiên cứu khi con người mong đợi ở thuốc đắt thì não đã xử lý thông tin, tạo ra những ý tưởng “ tiên tri” thôi thúc họ thực hiện cho dù bác sĩ đã phân tích, rằng thuốc biệt dược (thuốc đắt tiền brand - name) và thuốc gốc (thuốc rẻ tiền - genneric drugs) tác dụng giống nhau như hệt.
Tương tự, những người uống nước tăng lực tự thấy tỉnh táo hơn, thực hiện các bài kiểm tra về nhận thức tốt hơn so với những người uống nhóm nước giải khát giá rẻ.
Khắc Nam
Theo CC- 5/2015