Hà Nội

5 hướng đi mới điều trị chứng vô sinh nam

17-01-2016 07:08 | Sức khỏe sinh sản
google news

SKĐS - Vô sinh nam (Male infertility) là tình trạng bất lực của đàn ông làm cho phụ nữ mang thai sau 1 năm chung sống, quan hệ tình dục 2 - 3 lần/tuần, không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào.

Vô sinh nam (Male infertility) là tình trạng bất lực của đàn ông làm cho phụ nữ mang thai sau 1 năm chung sống, quan hệ tình dục 2 - 3 lần/tuần, không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào. Ngắn gọn hơn, vô sinh nam là hiện tượng thiếu hụt số lượng cũng như sức khỏe tinh trùng kém. Thực tế, có tới một nửa ca vô sinh, y học vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân. Dưới đây là một số đề xuất điều trị vô sinh nam vừa được công bố trên tạp chí y học Cardiotexas của Mỹ.

1. Carnitine

Carnitine (L-Carnitine) là chất dinh dưỡng tự nhiên đóng vai trò thiết yếu trong chuyển hóa năng lượng của cơ thể, còn được gọi là vitamin BT. L-Carnitine giúp vận chuyển các axít béo vào trong nhà máy năng lượng của tế bào và tại đây, các axít béo được chuyển hóa thành năng lượng giúp để giúp cơ thể hoạt động. L-Carnitine rất quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho nhiều bộ phận của cơ thể như cơ, tim, gan và các tế bào miễn dịch. Nếu không có L-Carnitine, các axít béo không thể đến được nơi sản xuất năng lượng, dẫn đến tình trạng thiếu hụt năng lượng, còn chất béo trở nên dư thừa và tích tụ gây hại.

Theo một nghiên cứu double-blinded (tức cả bác sĩ lẫn bệnh nhân đều không biết là kê đơn và dùng thuốc gì) hay còn gọi là nghiên cứu mù đôi ở 60 đàn ông có chức năng tinh trùng bất thường được bổ sung Carnitine (như L-carnitine 2g/ngày và acetyl-L-carnitine 1g/ngày) và giả dược trong vòng 6 tháng. Kết quả, chức năng tinh trùng ở nhóm dùng Carnitine  được cải thiện đáng kể so với nhóm dùng giả dược. Một nghiên cứu khác dài 6 tháng, cũng cho kết quả tương tự, những người đàn ông có số lượng tinh trùng thấp, nếu dùng Carnitine (L-carnitine 2g/ngày và acetyl-L-carnitine 1g/ngày) theo liều riêng hay kết hợp với Cinnoxicam kháng viêm.

Ngoài hai nghiên cứu trên, còn có một nghiên cứu dài 2 tháng khác ở 100 người đàn ông bị vô sinh với mức độ khác nhau và phá hiện thấy liều 2g L-carnitine/ngày đã làm tăng số lượng cũng như sức khỏe tinh trùng giúp đàn ông có thêm cơ hội được làm cha.

2. Kẽm kết hợp với folate

Theo một nghiên cứu mù đôi dài 26 tuần, để so sánh hiệu quả của liệu pháp điều trị bằng kẽm (66mg kẽm sulfate, cung cấp khoảng 15mg kẽm), folate (5mg), kẽm kết hợp với folate và giả dược,  ở 108 đàn ông bình thường và 103 có khả năng sinh sản suy giảm (subfertile men). Kết quả, nhóm khả năng sinh sản suy giảm nếu dùng kết hợp hai thành phần thì số lượng tinh trùng lẫn sức khỏe tinh trùng tăng lên rõ rệt, nhưng chỉ dùng liều đơn thành phần thì tác dụng rất thấp,  kể cả đàn ông bình thường lẫn nhóm có khả năng sinh sản suy giảm.

3. Vitamin B12

Thiếu hụt vitamin B12 nhẹ là hiện tượng tương đối phổ biến ở đàn ông, nhất là nhóm trên 60 tuổi Sự thiếu hụt này dẫn đến suy giảm số lượng cũng như khả năng hoạt hóa của tinh trùng. Vì vậy bổ sung vitamin B12 được xem là có tác dụng cải thiện khả năng sinh sản ở nam giới, nhất là nhóm người có cơ chế sản xuất tinh trùng bất thường.

Theo nghiên cứu mù đôi ở 375 đàn ông có số lượng tinh trùng thấp cũng như nhu động tinh trùng giảm thì vitamin B12 đã phát huy tác dụng. Đây là phát hiện mới về hiệu quả của việc bổ xung vitamin B12 nhằm cải thiện khả năng sinh sản cho nam giới. Tuy nhiên các nhà khoa học cũng lưu ý, cần có thêm nhiều nghiên cứu để chứng minh hiệu quả của liệu pháp này.

Vitamin B12 là hợp chất hữu cơ có nguyên tử cobalt ở trung tâm, thường được dùng dưới dạng cyanocobalamin. Vitamin B12 tham gia phản ứng tổng hợp thymidylate, một hợp phần trong phân tử ADN, cung cấp nguyên liệu để tổng hợp ADN, góp phần vào quá trình phân chia tế bào và trưởng thành tế bào trong cơ thể con người.

Bổ sung vitamin B12 được xem là có tác dụng cải thiện khả năng sinh sản ở nam giới

4. Chất chống oxy hóa

Các gốc tự do, hóa chất nguy hiểm được tìm thấy trong cơ thể, có thể làm tổn hại đến tinh trùng và dẫn đến vô sinh, vì vậy chất chống oxy hóa được xem là vệ sĩ, giúp tăng cường khả năng này cho đàn ông.  Theo một nghiên cứu mù đôi, dùng giả dược ở 110 người đàn ông có mức độ hoạt hóa của tinh trùng dưới mức bình thường, dùng liều 100 IU (đơn vị quốc tế) vitamin E mỗi ngày thì tính hoạt hóa của tinh trùng được cải thiện và tỉ lệ mang thai tăng lên rõ rệt. Các nghiên cứu trước đó cũng cho thấy vitamin C có thể cải thiện số lượng và chức năng tinh trùng. Và nay, theo một nghiên cứu mới ở những người dùng chất chống oxy hóa carotenoid astaxanthin có khả năng tăng cường khả năng sinh sản. Các chất chống oxy hóa khác cũng có tác dụng làm tăng số lượng lẫn sức khỏe tinh trùng như lycopene, coenzyme Q 21,và selen. Các nhà khoa học đã xem xét 34 thử nghiệm ngẫu nhiên ở  2.876 cặp vợ chồng hiếm muộn liên quan đến vô sinh nam không rõ nguyên nhân, đặc biệt là các nguyên nhân liên quan đến tinh trùng. Các cặp vợ chồng dùng chất chống oxy hóa đường uống có tỉ lệ mang thai đạt mức cao nhất. Với phát hiện trên, một số công ty dược phẩm cho hay họ đã thành công trong việc điều trị vô sinh nam bằng cách sử dụng một hỗn hợp chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, thành phần chính xác của hỗn hợp này đến nay vẫn chưa được tiết lộ nên thực hư của nghiên cứu này chưa được kiểm chứng.

5. Dược thảo và các loại thuốc bổ sung khác

Một trong những loại thảo dược có tác dụng cải thiện chức năng tình trùng và tỉ lệ mang thai là nhân sâm (Panax ginseng) và Lepidium meyenii (Maca), thảo dược có nguồn gốc từ Nam Mỹ, mọc ở độ cao 4.000 đến 5.000m trên dãy núi Andes, được người dân bản địa sử dụng cách đây hàng nghìn năm để nâng cao sức khỏe sinh sản và tăng cường khả năng yêu, tuy nhiên qua nghiên cứu động vật và người thì hiệu quả loại dược thảo này còn thấp. Theo một nghiên cứu mù đôi ở 28 đàn ông có tính hoạt hóa tinh trùng suy giảm, cho thấy việc dùng axít docosahexaenoic (DHA), một thành phần có trong dầu cá và L-arginine lại không có tác dụng cải thiện sức khỏe tinh trùng nhưng sử dụng magiê lại hữu ích. Nhiều hợp chất khác đã được đề xuất cho điều trị chức năng tinh trùng yếu và vô sinh, như thảo mộc Ashwagandha (sâm Ấn Độ), Eleutherococcus (sâm Siberia), pygeum (cao vỏ cây pygeum), saw palmetto (cọ lùn), và suma (một loài cây nhiệt đới thấy ở Amazon), cũng như các chất bổ sung khác như SAMe và canxi có tác dụng nhưng chưa có bằng chứng hỗ trợ điều trị.

Một số lưu ý khi dùng thảo mộc, thuốc bổ để điều trị vô sinh: đậu nành hoặc isoflavones đậu nành, cũng như cam thảo mộc có thể làm giảm nồng độ testosterone ở nam giới. Vì lý do này, nếu đàn ông bị liệt dương, vô sinh, hoặc giảm ham muốn tình dụng nên tránh xa những sản phẩm trên. Ngoài ra, theo các nghiên cứu khoa học thực hiện gần đây cho thấy, dầu cây trà và dầu hoa oải hương có hiệu ứng estrogen (giống như estrogen) và kháng androgen (phong bế testosterone). Nếu điều này là đúng, thì những người đàn ông vô sinh nên tránh sử dụng các loại thảo mộc này. Theo một nghiên cứu mù đôi sơ bộ cho thấy, bổ sung melatonin ảnh hưởng đến sự trao đổi chất estrogen và testosterone ở nam giới, và khi uống liều 3mg mỗi ngày trong vòng 6 tháng có thể ảnh hưởng đến chức năng của tinh trùng. Theo nghiên cứu trên động vật còn cho thấy dùng bạc hà liều cao, andrographis (xuyên tâm liên) và stevia (loại cỏ có triết xuất vị ngọt) cũng có thể làm giảm khả năng sinh sản.


Khắc Hùng
Ý kiến của bạn