5 hình thức tập luyện giúp giảm cholesterol cao, ngừa đau tim, đột quỵ

SKĐS – Cholesterol cao (hay mỡ máu cao) làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong. Một số bài tập có thể giúp giảm cholesterol cao.

Cholesterol cao có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của tim và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Cholesterol tăng cao, đặc biệt là cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL), có thể dẫn đến hình thành mảng bám trong động mạch, làm hẹp động mạch và hạn chế lưu lượng máu đến tim. Tình trạng này được gọi là xơ vữa động mạch, là yếu tố chính gây ra bệnh tim, đau timđột quỵ.

Tuy nhiên, thay đổi lối sống bao gồm tập thể dục thường xuyên, có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mức cholesterol cao và tăng cường sức khỏe tim mạch. Tập thể dục đã được chứng minh không chỉ làm giảm cholesterol LDL mà còn làm tăng cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL), thường được gọi là cholesterol "tốt".

Dưới đây là một số bài tập hiệu quả có thể làm giảm cholesterol và hỗ trợ sức khỏe tổng thể của tim:

1. Bài tập aerobic giúp giảm cholesterol cao

Các bài tập aerobic, còn được gọi bài tập tim mạch, là các hoạt động làm tăng nhịp tim và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Những bài tập này đặc biệt hiệu quả trong việc giảm mức cholesterol LDL (xấu) và cải thiện mức cholesterol HDL (tốt).

Cholesterol cao có thể tác động đáng kể đến sức khỏe của tim và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim cũng như các biến chứng liên quan. Tập thể dục thường xuyên có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mức cholesterol và tăng cường sức khỏe tim mạch.
photo-1690791182317

Bài tập aerobic giúp giảm mức cholesterol LDL (xấu).

2. Yoga

Mặc dù yoga không phải là một bài tập aerobic cường độ cao, nhưng nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Yoga có thể giúp giảm căng thẳng và giảm huyết áp, điều này rất quan trọng để kiểm soát cholesterol.

Căng thẳng có thể góp phần làm tăng cholesterol LDL(xấu) và viêm nhiễm trong cơ thể. Bằng cách kết hợp yoga vào thói quen hàng ngày, có thể thúc đẩy sự thư giãn, giảm căng thẳng và tác động tích cực đến sức khỏe tim mạch.

3. Pilates

Pilates là một bài tập nhẹ nhàng tập trung vào sức mạnh cốt lõi, tính linh hoạt và sự cân bằng. Mặc dù Pilates không ảnh hưởng trực tiếp đến mức cholesterol, nhưng nó có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch tổng thể, như một phương pháp bổ trợ cho các hình thức tập thể dục khác.

Các kỹ thuật thở đúng cách trong khi tập Pilates cũng có thể giúp giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe tim mạch.

4. Đi bộ ngắt quãng

Đi bộ ngắt quãng là hình thức đi bộ xen kẽ giữa đi bộ nhanh và chạy bộ. Hầu hết mọi người đều có thể tiếp cận được với loại bài tập này và có thể dễ dàng điều chỉnh phù hợp với mức độ thể lực của mình.

Đi bộ cách quãng có thể là một cách hiệu quả để cải thiện sức khỏe tim mạch, đốt cháy calo và giảm cholesterol.

5. Tập luyện nhóm

Các lớp thể dục theo nhóm, chẳng hạn như khiêu vũ, zumba, aerobic… làm tăng thêm yếu tố vui vẻ và tương tác xã hội trong quá trình tập luyện. Tham gia vào các hoạt động nhóm có thể giúp duy trì động lực và gắn kết lâu dài.

Bằng cách thực hiện các bước chủ động để cải thiện sức khỏe tim mạch, một người có thể tăng cường sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ mắc bệnh tim để có một cuộc sống hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn.

Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập thể dục mới nào, đặc biệt nếu một người đã mắc một số vấn đề sức khỏe, cần phải hỏi ý kiến bác sĩ, giúp đánh giá nhu cầu sức khỏe của một cá nhân và tư vấn về kế hoạch tập thể dục phù hợp nhất.

Ngoài việc kết hợp các bài tập này vào chương trình tập luyện, điều quan trọng là phải duy trì chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh cho tim: Tránh chất béo chuyển hóa, giảm lượng chất béo bão hòa, tăng tiêu thụ chất xơ và hạn chế thực phẩm chế biến sẵn… có thể giúp giảm mức cholesterol. Bỏ hút thuốc và hạn chế uống rượu cũng là những bước quan trọng để tăng cường sức khỏe tim mạch.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ máuCác yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu

SKĐS - Người mắc rối loạn mỡ máu có thể chuyển đổi chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện và điều trị các bệnh lý đi kèm để có thể hạn chế những biến chứng lâu dài.

Mời độc giả xem thêm video:

Làm gì để giảm huyết áp?



BS. Lê Văn Bình
Ý kiến của bạn