5 hiểu lầm tai hại về nội soi tiêu hóa

31-08-2019 09:18 | Y học 360
google news

SKĐS - Nội soi được coi là “kim chỉ nam” trong chẩn đoán các bệnh lý đường tiêu hóa thế nhưng nhiều người vẫn chưa thực sự biết rõ về phương pháp này. Dưới đây là 5 hiểu lầm phổ biến và giải đáp từ chuyên gia.

1. Có dấu hiệu bất thường mới nên nội soi

Nhiều người cho rằng chỉ khi có dấu hiệu: khó nuốt, cảm giác trào ngược, thường xuyên buồn nôn và đầy hơi; đau và nóng rát thượng vị; ợ chua, ợ hơi, ợ nóng… mới nên nội soi tiêu hóa. Quan điểm này đúng nhưng chưa đủ. Theo bác sĩ Phạm Thái Sơn - Trưởng đơn vị Thăm dò chức năng, BV Hệ Thống Y tế Thu Cúc: “ Nội soi tiêu hóa được chỉ định khi bệnh nhân có biểu hiện bất thường, nghi ngờ mắc các bệnh lý vùng dạ dày - đại trực tràng. Nội soi cấp cứu được chỉ định khi có xuất huyết tiêu hóa với dấu hiệu như nôn ra máu, đi ngoài ra máu. Ngoài những trường hợp này thì nội soi cũng có thể được chỉ định với người khỏe mạnh.

Nên thăm khám và nội soi định kỳ để phát hiện kịp thời các bất thường của hệ tiêu hóa

(ảnh minh hoạ)

Bác sĩ Sơn giải thích thêm, người khỏe mạnh nên thực hiện nội soi tiêu hóa định kỳ hàng năm nhằm kiểm tra và phát hiện sớm các bất thường, polyp, khối u... tại dạ dày - đại trực tràng, từ đó xử trí kịp thời. Bởi đến khi có triệu chứng mới thăm khám và nội soi thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn.

2. Nội soi gây đau và khó chịu

Quan niệm nội soi là đau đớn, đáng sợ đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người. Chị Ngô Ái L. - 40 tuổi, Thái Bình cho biết: “Cách đây 5 năm tôi có nội soi dạ dày rồi. Nghĩ lại vẫn thấy sợ. Bác sĩ luồn cái ống vào là tôi bắt đầu nôn và cảm thấy khó chịu. Từ ngày đó không dám đi nội soi thêm lần nào nữa.”

Mặc dù chưa bao giờ nội soi tiêu hóa nhưng bác Phạm Văn C.- Lạng Sơn cũng có suy nghĩ tương tự: “Gần đây tôi cứ đau bụng liên tục, đi ngoài thỉnh thoảng có máu. Vợ con đều khuyên là nên đi nội soi, khám xem bị thế nào. Nhưng tôi không đi vì nghe nhiều người nói nội soi đau, nôn nao lắm.

Bác sĩ Sơn cho rằng quan điểm của chị L., bác Ch. hay nhiều người khác về việc nội soi đau đớn và khó chịu là chưa chính xác. Với sự phát triển của y học hiện đại, một số bệnh viện không chỉ thực hiện dịch vụ nội soi thường mà còn có nội soi không đau. Nội soi không đau bao gồm: nội soi đường mũi và nội soi gây mê. 2 phương pháp này đều không gây cảm giác nôn ói, đau đớn như nhiều vẫn nghĩ.

Nội soi không đau tại Hệ thống y tế Thu Cúc

Cụ thể, đối với phương pháp nội soi ống tiêu hóa trên qua đường mũi, ống nội soi được trang bị siêu nhỏ, đưa qua lỗ mũi thông xuống họng và xuống ống tiêu hóa mà không qua đường miệng. Chính vì thế không chạm vào vòm khẩu cái, lưỡi gà nên hoàn toàn không có cảm giác bị nôn nao, buồn nôn hay kích thích, người bệnh tỉnh táo và có thể nói chuyện với bác sĩ. Còn phương pháp gây mê thì người bệnh được đưa vào trạng thái tiền mê, tức là gây mê ngắn, chỉ trong khoảng 15 phút để tiến hành nội soi.

Hơn nữa, tại Hệ thống y tế Thu Cúc hội tụ nhiều bác sĩ giỏi, thao tác nhẹ nhàng, đồng thời liên tục động viên, khích lệ để khách hàng ổn định tâm lý. Quá trình nội soi nhờ đó cũng diễn ra êm ái hơn.

3. Nội soi gây mê rất nguy hiểm

Về vấn đề nguy hiểm khi nội soi, bác sĩ Sơn chia sẻ: “Một số tai biến hiếm gặp khi nội soi là tăng hoặc tụt huyết áp, tim đập không đều, suy hô hấp gây thở yếu, thở chậm... Tuy nhiên tại Đơn vị nội soi của Thu Cúc, chưa có một trường hợp nào gặp tai biến. Chúng tôi sử dụng thuốc gây mê có thời gian khởi phát tác dụng nhanh và thời gian bán hủy ngắn, lượng thuốc cũng vô cùng nhỏ. Hơn nữa trong quá trình nội soi luôn có một bác sĩ gây mê theo dõi, xử lý mọi tình huống có thể xảy ra nên khách hàng hoàn toàn yên tâm khi thực hiện dịch vụ.”

4. Nội soi mất nhiều thời gian

Khách hàng có thể đặt lịch trước khi đến khám để không phải chờ đợi (ảnh minh hoạ)

Không giống như nhiều người vẫn nghĩ, quá trình nội soi tại Thu Cúc diễn ra khá nhanh chóng. Trước khi đến khám khách hàng có thể đặt lịch qua hệ thống tổng đài. Với riêng nội soi đại tràng, cần làm sạch ruột trước khi thực hiện. Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc xổ hay thụt nước kết hợp với thụt thuốc thông qua đường hậu môn từ tối hôm trước giúp tiết kiệm thời gian. Khi đến bệnh viện, khách hàng cũng được các tư vấn viên hướng dẫn làm thủ tục tận tình, chu đáo.

5. Không cần làm xét nghiệm máu

Thực tế là: xét nghiệm máu là bước bắt buộc trước khi nội soi. Xét nghiệm máu nhằm mục đích kiểm tra các bệnh truyền nhiễm và có những bước dự phòng cần thiết để tránh lây nhiễm. Cụ thể: có 2 xét nghiệm cần thực hiện là viêm gan B, HIV. Với những trường hợp có chỉ định cắt polyp thì cần làm thêm xét nghiệm đông máu.

Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ nội soi tại Hệ thống y tế Thu Cúc, quý khách hàng vui lòng liên hệ 1900 55 88 96.


Ý kiến của bạn