1. Vì sao cần tăng cường lưu thông máu cho chân?
Tùy thuộc vào tiền sử bệnh, tuổi tác hoặc thói quen hoạt động thể chất khiến cho việc lưu thông máu ở chân không tốt với cảm giác đôi chân rất nặng nề, thậm chí sưng và tê bì, nổi các tĩnh mạch xanh tím dưới da...
Những người trên 40 tuổi, thừa cân, béo phì, mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, mỡ máu cao, bệnh tim, có các vấn đề về mạch máu… là những đối tượng dễ bị lưu thông máu kém.
Khi máu ở chân lưu thông kém sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy như nhẹ là đau, tê, sưng chân... Nặng có thể gây thiếu máu, suy giãn tĩnh mạch, tắc mạch chân...
2. Các giải pháp giúp tăng cường lưu thông máu cho chân
- Tăng cường các vận động thể chất nhỏ hằng ngày: Để thúc đẩy tuần hoàn máu, các hoạt động thể chất nhỏ hằng ngày là rất cần thiết. Những hoạt động này có thể thực hiện ở bất cứ đâu và trong mọi hoàn cảnh. Hãy đi cầu thang bộ thay vì thang máy, đi bộ để mua sắm đồ, xuống trước một bến khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng...
Những thói quen nhỏ hằng ngày này nếu được áp dụng sẽ thúc đẩy hoạt động của cơ thể, thúc đẩy tuần hoàn máu, đặc biệt là đôi chân.
- Duy trì các hoạt động thể chất thường xuyên: Hoạt động thể chất thường xuyên giúp cơ thể lưu thông máu tốt. Đạp xe (ngoài trời hoặc trong nhà), đi bộ, tập yoga, bơi lội, khiêu vũ... Nhiều môn thể thao được khuyến khích để mang lại sự vận động cho cơ thể.
Mặt khác, các loại thể thao không được khuyến khích, đặc biệt những môn như quần vợt, chạy và bóng rổ, hoặc những môn có thể cản trở lưu thông máu, như judo hoặc cưỡi ngựa.
- Thực hiện một số động tác trước khi ngủ: Để giúp máu lưu thông, trước khi chìm vào giấc ngủ, bạn có thể nằm ngửa và thực hiện vài động tác đạp chân lên trời. Sau đó, massage chân từ mắt cá chân đến đầu gối sẽ giúp bạn giảm bớt cảm giác nặng nề ở đôi chân.
- Sử dụng nước lạnh: Nếu bạn phải dành phần lớn thời gian trong ngày ở tư thế đứng, hãy làm dịu đôi chân bằng cách dội nước lạnh lên toàn bộ chi dưới: Cảm giác "khai thông" sẽ xuất hiện ngay lập tức.
- Những điều cần tránh giúp máu lưu thông tốt ở chân
+ Không để chân tiếp xúc với nguồn nhiệt, dù là dưới ánh nắng mặt trời hay gần lò sưởi, hệ thống sưởi hoặc trong bồn tắm. Tránh các vật liệu nóng lên chân, chẳng hạn như bình chườm nóng, hoặc sáp nóng để tẩy lông.
+ Ưu tiên những chiếc quần thoải mái, không bó sát vào bắp chân hoặc đùi.
+ Tránh đi bốt hoặc tất cao, chật. Ưu tiên giày đế bằng hơn là giày cao gót, vì giầy cao gót gây nhiều áp lực lên vòm bàn chân, tạo ra sự căng thẳng cho gan bàn chân, gây sức nén trong hệ thống mạch máu.
Xem thêm video đang được quan tâm:
8 thực phẩm giúp tăng lưu lượng máu, tuần hoàn máu.