Hệ miễn dịch của chúng ta là một điều kỳ diệu về tổ chức và sự phức tạp, được tạo thành từ một số loại tế bào "chiến binh" chuyên biệt (tế bào lympho B và T thường được gọi là tế bào bạch cầu) tương tác với nhau. Tất nhiên, hệ miễn dịch được điều chỉnh bởi di truyền và tuổi tác, nhưng nó cũng bị ảnh hưởng một số yếu tố môi trường nhất định (lạnh, tương đương với sự lưu thông nhiều hơn của virus, thiếu ánh sáng, căng thẳng) ... và lối sống của chúng ta.
70% đến 80% tế bào miễn dịch thực sự được tìm thấy dọc theo niêm mạc ruột. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột.
Để trải qua mùa đông xuân với một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai trước những biến động của thời tiết, chúng ta có thể tham khảo lời khuyên của Charlotte Jacquet, nhà trị liệu bằng phương pháp tự nhiên chuyên về các mùa, đồng tác giả cuốn Sức khỏe thuận tự nhiên của tôi (Leduc.s) cùng với chuyên gia dinh dưỡng và hương liệu thực vật Caroline Gayet.
1. Chế độ ăn giúp tăng cường hệ miễn dịch
Một chế độ ăn uống tốt có thể cung cấp cho chúng ta hầu hết các vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng có vai trò trong lá chắn chống nhiễm trùng và chống mệt mỏi.
Những thói quen tốt: Ưu tiên chế độ ăn dựa trên trái cây và rau quả hữu cơ theo mùa và chất béo tốt, bao gồm omega 3 (các loại hạt, hạt lanh hoặc hạt chia, cá béo nhỏ, dầu thực vật...). Tránh thịt đỏ và sữa bò, đường, aspartame, chất phụ gia và chất bảo quản… làm nghèo nàn hệ sinh thái đường ruột. Vì rất khó để tìm đúng "chủng" thích nghi với từng hệ vi sinh đường ruột, tốt hơn nên trang bị prebiotics và probiotics có đầy đủ trong chế độ ăn: Chất xơ hoàn chỉnh, rau củ lên men lactoza (dưa cải, dưa chua...), sữa chua, thực phẩm lên men...
Thêm một chút: Thêm một vài món dưa chua vào chế độ ăn của bạn ba lần một tuần.
Gợi ý bữa sáng tăng cường khả năng miễn dịch: Sữa chua thực vật, ngũ cốc, cháo hoặc bột yến mạch rắc bí ngô hoặc hạt hướng dương, trái cây theo mùa, một thìa cà phê dầu hạt cải và một vài quả câu kỷ tử.
2. Bổ sung vitamin và khoáng chất
Vitamin D là một loại vitamin quan trọng trong khả năng miễn dịch. Vitamin C với đặc tính chống oxy hóa và kháng virus. Kẽm cho phép các tế bào bạch cầu tăng sinh. Omega 3 giúp làm giảm chứng viêm...
Hãy bổ sung các loại vitamin và khoáng chất này từ nguồn thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày là tốt nhất.
3. Sử dụng thảo dược phòng bệnh
Một số loại thực vật được biết đến với đặc tính thích nghi của chúng, giúp cơ thể chống lại căng thẳng.
Thói quen tốt: Uống hai lần một ngày trà thảo mộc làm từ cỏ xạ hương và lá long não với một thìa cà phê mật ong và lát chanh hữu cơ với gừng. Nên thưởng thức nóng để cảm nhận được đầy đủ hương vị.
4. Tinh dầu chống nhiễm trùng
Trong số các loại tinh dầu kích thích miễn dịch, một số loại là lá chắn lý tưởng để loại bỏ các bệnh nhiễm trùng tai mũi họng. Chú ý, việc sử dụng tinh dầu bị cấm ở trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú, và không được khuyến khích đối với bệnh nhân hen.
Xoa bóp lòng bàn chân với hai giọt tinh dầu nguyệt quế nguyên chất vào mỗi buổi sáng, năm ngày một tuần.
5. Sản phẩm từ tổ ong, hữu ích cho việc dưỡng bệnh
Được chiết xuất từ mật ong và phấn hoa, sữa ong chúa rất giàu vitamin, nguyên tố vi lượng, khoáng chất, acid amin và acid béo thiết yếu, giúp nó trở thành một loại thuốc bổ thực sự về thể chất và tinh thần.
Keo ong được làm từ nhựa thực vật và sáp. Một chất chống nhiễm trùng tự nhiên được sử dụng bởi ong để vệ sinh tổ ong.
Rắc hạt phấn hoa (một thìa cà phê) lên các món ăn của bạn. Hiệu quả chống lại những chứng đau nhẹ.
Bên cạnh đó, những thói quen nhỏ khác cũng giúp cải thiện hệ miễn dịch như:
Vận động: Hoạt động thể chất nên vừa phải và thường xuyên (ba hoặc bốn lần trong nửa giờ mỗi tuần).
Ngủ đủ giấc: Cần ngủ đủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm. Nghiên cứu cho thấy, một đêm ít hơn 7 giờ làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh gấp 3 lần.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Khi tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19 cần lưu ý điều gì?