Hà Nội

5 giác quan giúp bé phát triển

19-08-2008 15:15 | Đời sống
google news

Các chuyên gia nhi khoa cho rằng 5 giác quan đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.

Các chuyên gia nhi khoa cho rằng 5 giác quan đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.

Thông qua 5 giác quan bé làm quen với thế giới, cản nhận và học hỏi được biết bao nhiêu điều mới lạ, đặc biệt là vào những năm tháng đầu đời. Cha mẹ đừng bỏ qua những giây phút thú vị và tràn đầy hạnh phúc bên bé yêu, hãy cùng bé nhìn, nghe, ngửi, tiếp xúc và nếm thử nhé...

 Nhũ nhi học hỏi qua tiếp xúc bằng tay và ngón tay, bé sẽ cho vào miệng tất cả các thứ mà bé cầm được
Xúc giác
Tiếp xúc là điều quan trọng đối với trẻ sơ sinh. Trẻ sẽ phát triển không đầy đủ, toàn diện nếu thiếu sự tiếp xúc thương yêu từ người mẹ: chẳng hạn như âu yếm, ôm, thơm và vỗ về nhè nhẹ vào mông, vào tay chân để nựng con.

Phát triển xúc giác:

- Nhũ nhi thấy ấm áp và yên lòng khi được bọc trong tấm khăn bông. Từ sự ấm áp và mềm mại của tấm khăn giúp nhũ nhi, vừa thoát khỏi sự êm ấm từ dạ con của mẹ, có được cảm gác an toàn và chắc chắn.

- Nhũ nhi thích cầm đồ vật cho vào miệng: Bé không chỉ học hỏi qua tiếp xúc bằng tay và ngón tay, mà còn học hỏi qua tiếp xúc bằng miệng nữa. Khi được 4 tháng tuổi, bé sẽ cho vào miệng hầu hết tất cả các thứ mà bé cầm được. Đây cũng là một hành vi học hỏi của bé.

- Những bài học đầu tiên: Trẻ ở tuổi này học được những bài học quan trọng về cuộc sống qua việc tiếp xúc một cách vô tình. Chẳng hạn khi bắt đầu bò được trẻ cũng học hỏi sự cẩn thận sau khi vô tình va đầu vào chân bàn vài lần hay chạm tay vào bình trà nóng...

Thị giác

Đôi mắt "ham hiểu biết, tìm tòi" của nhũ nhi sẽ thu nhận mọi hình ảnh mà bé được gặp, được thấy, từ gương mặt tươi cười, ngập tràn tình yêu thương của mẹ hay đồ chơi với nhiều màu sắc đặt trong cũi của bé.

Phát triển thị giác:

- Nhũ nhi nhìn thấy mẹ rõ nhất: Khoảng cách mà trẻ sơ sinh có thể nhìn được bằng chính khoảng cách từ bé đến khuôn mặt mẹ. Bé "say sưa" ngắm nhìn gương mặt mẹ mỗi lần cho bé bú ti. Sau đó một thời gian bé mới bắt đầu nhớ mặt của bố và những người thường xuyên chăm sóc bé như bà, anh chị em, người giúp việc...

- Nhũ nhi thích màu đen-trắng nhất. Đến khi được 2 tháng tuổi trẻ sẽ phân biệt thêm được các màu khác. Vì vậy từ tháng thứ 3 trở đi cha mẹ nên tìm mua cho trẻ những loại đồ chơi nhiều màu sắc để giúp phát triển thị giác đồng thời làm cho trẻ thích thú và hạnh phúc.

- Nhũ nhi thích nhất là ngắm nhìn gương mặt của người thân: Trẻ ở tuổi này sẽ cảm thấy an toàn khi được nhìn thấy gương mặt của cha mẹ, ông bà. Khi được 2-3 tháng tuổi trẻ thích xem ảnh của những trẻ khác, và còn biết rằng việc biểu hiện của các gương mặt có ý nghĩa ra sao. Đối với con, gương mặt của bạn sẽ nói lên nhiều điều hơn là những lời bạn nói.

- Nhũ nhi biết quan sát vật xung quanh mình: Trẻ sẽ thấy yên tâm khi ở trong môi trường và những người quen thuộc. Nếu bạn chuyển vị trí của cũi hay sơn màu mới phòng của bé rất có thể bé sẽ không thích chút nào. Tốt nhất hãy để một số đồ đạc quen thuộc ở gần con cho đến khi con đã lớn hơn và quen dần với môi trường xung quanh.

 Khoảng cách mà trẻ sơ sinh có thể nhìn được bằng chính khoảng cách từ bé đến khuôn mặt mẹ
Thính giác

Mặc dù phần lớn nhũ nhi bắt đầu nói khi gần được 1 tuổi, nhưng kỹ năng về ngôn ngữ của trẻ đã phát triển từ trước đó qua giọng nói của cha mẹ và các thứ tiếng mà trẻ được nghe thấy từ khi mới lọt lòng.

Phát triển thính giác:

- Nhũ nhi nhớ được tiếng của mẹ: Sau khi sinh được vài tiếng nhũ nhi có thể phân biệt được giữa rất nhiều giọng nói đâu là giọng của mẹ và sẽ thấy yên lòng khi được nghe tiếng của mẹ.

- Nhũ nhi nhớ những âm thanh thường được nghe khi còn ở trong bụng mẹ: Nhũ nhi phần lớn thích tiếng kêu ì ì nghe giống như tiếng máy sấy.

Các nhà khoa học cho rằng ý thích này có phần liên quan đến "ký ức" về quãng thời gian 9 tháng khi trẻ nằm trong dạ con của mẹ, do quen với nhịp đập của trái tim mẹ và tiếng lưu thông của dòng máu.

- Nhũ nhi thích nghe âm thanh lên bổng xuống trầm: Thính giác của nhũ nhi phát triển chưa đầy đủ nên trẻ thích nghe âm thanh lên bổng xuống trầm hơn những âm thanh khác. Và trẻ có phản ứng trở lại khi nghe mẹ nói bằng "ngôn ngữ của nhũ nhi" - ngôn ngữ đặc biệt mà chỉ có mẹ với bé mới hiểu.

- Nhũ nhi bắt đầu học hỏi được rằng các loại âm thanh có ý nghĩa khác nhau: Nhũ nhi phần lớn có phản xạ với các kiểu âm thanh đó từ khi còn rất nhỏ ví dụ tiếng hát ru hời hay tiếng đọc thơ nhỏ nhẹ làm trẻ buồn ngủ, những âm thanh to, chói tai làm trẻ giật mình, điệu nhạc vui làm cho trẻ thất khoan khoái và trẻ sẽ dễ mỉm cười...

- Nhũ nhi thấy là tai khi nghe tiếng nước ngoài: Trẻ ở tuổi này có thể chưa hiểu mẹ nói gì với mình. Nhưng trẻ cũng cảm thấy được sự khác biệt nếu có ai đó nói với bé bằng một ngôn ngữ không phải mẹ vẫn dùng. Khả năng phân biệt ngôn ngữ quen thuộc và xa lạ giúp cho nhũ nhi học hỏi và tổng hợp ý nghĩa và hiểu được ngôn ngữ đó.

Vị giác

Nhũ nhi biết mẹ bón thứ gì cho mình ăn, ăn từ sữa mẹ, sữa bột hay rau xay. Khả năng trong việc nhận biết các thứ có vị ra sao, cho cảm giác thế nào có vai trò quan trọng đối với sự an toàn của trẻ. Nên khi trẻ cầm các thứ bẩn hoặc những đồ ăn có mùi vị khác lạ cho vào miệng trẻ sẽ nhả ra chứ không nuốt vào như thức ăn thường dùng.

Phát triển vị giác:

- Nhũ nhi nhận biết được vị ngọt trướccác vị khác: Sữa mẹ có vị ngọt tự nhiên, việc tập thói quen cho con ở tuổi này thích vị của hoa lơ xanh, thịt gà, cà chua khó hơn là ăn chuối nạo hay nước hoa quả. Dù khẩu vị của trẻ ở tuổi nhũ nhi có thể thay đổi nhanh chóng, nhưng cũng cần phải có một thời gian để trẻ quen với thức ăn mới.

- Tính chất của thức ăn cũng không kém quan trọng: Ngoài vị lạ không quen miệng thì việc món ăn đặc hơn hay sệt hơn cũng gây cho trẻ những phản ứng khác nhau. Nếu để ý bạn sẽ thấykhi bạn cho trẻ nếm một số món ăn mới, trẻ sẽ làm bộ mặt buồn cười khó tả, lại còn cho tay quệt quệt lưỡi và miệng nữa. Đây cũng là một cách học hỏi quan trọng của trẻ.

Trẻ có phản ứng trở lại khi nghe mẹ nói bằng "ngôn ngữ của nhũ nhi" - ngôn ngữ đặc biệt mà chỉ có mẹ với bé mới hiểu 
Khứu giác

Phát triển khứu giác:

- Nhũ nhi nhớ được mùi của mẹ: cũng có thể nói là từ lúc sinh ra, trẻ có thể phân biệt được ngay mùi của mẹ (và thích hơn mùi của những người khác). Khi cần sự an tâm trẻ lấy mùi mà mình quen thuộc làm chỗ dựa, chính vì vậy mỗi khi bé hờn dỗi bạn chỉ cần ôm bé vào lòng, áp bé vào ngực bạn là bé sẽ bình tâm lại ngay.

- Nhũ nhi "nhận biết" thế giới bằng khứu giác trước thị giác" Khi sự phát triển thị giác của nhũ nhi đã hoàn thiện (vào khoảng 2-3 tháng tuổi), trẻ sẽ không dùng khứu giác để ghi nhớ người và đồ đạc xung quanh mình nhiều như lúc mới sinh ra.

- Nhũ nhi không nghĩ rằng một số thứ có mùi hôi thối: Dù trẻ sẽ nhăn mũi khi ngửi thấy một số mùi hôi thối chẳng hạn mùi cơm thiu, nhưng trẻ lại nghĩ một mùi nào đó khác (mà người lớn cho là hôi) là mùi ưng ý, nên trẻ không chê bai mùi hôi của cún con mà cho rằng mùi này gây cảm giác ấm áp như một thành viên trong gia đình vậy.

- Nhũ nhi yên tâm khi được ngửi mùi hương thơm: Chẳng hạn Lotion (kem dưỡng da dạng lỏng) hương Lavender (hoa oải hương) hoặc mùi bánh mới ra lò là những mùi gây cho trẻ khoan khoái, vui tươi.

Theo Hồng Liên (Eva.vn)


Ý kiến của bạn