1. Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu
Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới, chiếm gần 10 triệu ca tử vong vào năm 2020, tức gần 1/6 ca tử vong. Số ca mắc mới dự kiến sẽ tăng khoảng 70% năm trong thập kỷ tới.
Các bệnh ung thư phổ biến nhất là ung thư vú, phổi, ruột kết, trực tràng và tuyến tiền liệt. Khoảng một phần ba số ca tử vong do ung thư là do sử dụng thuốc lá, chỉ số khối cơ thể cao, uống rượu, ăn ít trái cây, rau quả và thiếu hoạt động thể chất.
Nhiều bệnh ung thư có thể chữa khỏi, nếu được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả. Phẫu thuật, xạ trị và hóa trị là những phương pháp điều trị chính. Tuy nhiên, phẫu thuật đơn thuần hoặc xạ trị đơn thuần chỉ có hiệu quả khi khối u còn khu trú và có kích thước nhỏ. Bên cạnh đó, chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Vì vậy, có một nhu cầu thực sự về các loại thuốc chống ung thư mới với tác dụng phụ giảm thiểu, và gia vị là một nguồn đầy hứa hẹn.
2. Đặc tính dược lý giúp gia vị có khả năng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
Các loại gia vị đã được sử dụng rộng rãi trong chế biến thức ăn trong hàng ngàn năm vì hương vị, mùi vị và màu sắc của chúng. Một số loại gia vị đã được sử dụng làm thuốc trong y học dân gian để điều trị các bệnh khác nhau vì, chúng chứa nhiều hoạt chất sinh học và có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe.
Ví dụ, một số chất chống oxy hóa từ các loại gia vị, như nghệ đã được chứng minh bằng thực nghiệm để kiểm soát căng thẳng oxy hóa tế bào do đặc tính chống oxy hóa.
Một số nghiên cứu cũng đã báo cáo tác động chống viêm và điều hòa miễn dịch của các loại gia vị, có thể liên quan đến việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư. Ngoài ra tác dụng sinh học của chúng có thể phát sinh từ khả năng tạo ra những thay đổi trong một số quá trình của tế bào, bao gồm cả những quá trình liên quan đến chuyển hóa thuốc, phân chia tế bào, biệt hóa và khả năng miễn dịch.
3. Tiềm năng của các loại gia vị chống ung thư
Trong khi các nghiên cứu đang được tiến hành, các loại thảo mộc và gia vị sau đây cùng với thành phần hoạt tính sinh học đã cho thấy tiềm năng để ức chế sự phát triển ung thư:
3.1 Tỏi
Tỏi đã được sử dụng trong suốt lịch sử cho cả đặc tính ẩm thực và dược phẩm. Nhiều nghiên cứu cung cấp bằng chứng khá thuyết phục rằng, tỏi và các thành phần liên quan của nó có thể làm giảm tỷ lệ mắc ung thư vú, ruột kết, da, tử cung, thực quản và phổi.
Ức chế sự hình thành nitrosamine tiếp tục nổi lên như một trong những cơ chế có khả năng nhất mà tỏi làm chậm sự tiến triển của bệnh ung thư.
3.2 Gừng
Gừng là một thành viên của họ Zingiberaceae và được sử dụng rộng rãi không chỉ như một loại gia vị mà còn như một loại thuốc.
Các thành phần chính của gừng bao gồm gingerol, paradol, shogaol và zingerone. Một số nghiên cứu đã điều tra các đặc tính chống oxy hóa của gừng.
Khả năng chống ung thư của gừng có thể liên quan đến các phản ứng quan sát được, nhưng cần có thêm các nghiên cứu để làm rõ các cơ chế cơ bản và xác định lợi ích tổng thể đối với con người.
3.3 Nghệ
Nghệ là một trong những loại gia vị được nghiên cứu nhiều nhất về hoạt tính chống ung thư. Nghệ có chứa hợp chất curcumin. Người ta đã chú ý nhiều đến việc sử dụng curcumin để phòng ngừa và điều trị ung thư bao gồm ung thư bạch cầu, vú, ruột kết, tuyến tiền liệt và tuyến tụy. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất curcumin làm tăng sự chết của tế bào khối u, ngăn chặn sự phát triển của tế bào khối u (tăng sinh).
Tuy nhiên nghệ cũng có thể tương tác với nhiều loại thuốc hóa trị và có thể làm tăng nguy cơ chảy máu do đặc tính kháng tiểu cầu. Ngoài ra liều lượng lớn curcumin có thể làm trầm trọng thêm một số bệnh lý về túi mật, trào ngược hoặc các rối loạn tiêu hóa khác...
3.4 Quế
Quế là một loại gia vị thu được từ vỏ cây thường xanh, thuộc họ Lauraceae. Các thành phần chính trong quế bao gồm: Cinnamaldehyde, eugenol, terpinene, α-pinene, carvacrol, linalool, safrole, benzyl benzoate và coumarin. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã tập trung vào hợp chất hoạt tính cinnamaldehyde của quế vì các đặc tính chống ung thư của nó.
3.5 Đinh hương
Đinh hương có nguồn gốc từ nụ hoa của cây Eugenia caryophyllata. Một số thành phần hoạt tính sinh học được tìm thấy trong đinh hương, bao gồm tanin, terpenoid, eugenol và acetyleugenol. Mặc dù cho đến nay chưa có nghiên cứu nào được thực hiện ở người để đánh giá việc sử dụng đinh hương trong phòng ngừa ung thư, nhưng một số nghiên cứu được thực hiện trên chuột cho thấy hiệu quả của nó, đặc biệt là trong việc điều chỉnh quá trình giải độc tế bào.
Mời xem thêm video đang được quan tâm:
6 lợi ích của việc cắt giảm đường