5 động vật chuyển gen chữa bệnh

10-06-2014 09:24 | Dược

SKĐS - Sinh vật biến đổi gen hay sinh vật chuyển gen (kể cả gia súc, gia cầm), viết tắt GMO là những sinh vật được thay đổi cấu trúc ADN

Sinh vật biến đổi gen hay sinh vật chuyển gen (kể cả gia súc, gia cầm), viết tắt GMO là những sinh vật được thay đổi cấu trúc ADN để tạo ra những sản phẩm theo ý muốn bằng cách đưa ADN của một loại, có thể là vi khuẩn, vi rút, động vật hay con người vào ADN của vật nuôi khác. Đến nay con người đã tạo ra rất nhiều sản phẩm kiểu này trong đó có nhiều sản phẩm vừa dùng làm thực phẩm lại kiêm cả chức năng chữa bệnh như 5 sản phẩm tiêu biểu dưới đây.

Lợn mang gen cây trồng

Các nhà khoa học Nhật Bản mới đây đã lai tạo thành công giống lợn có tên Popeye, y trang nhân vật cơ bắp trong phim hoạt hình cùng tên của Mỹ, bằng cách đưa các gen của rau bina (Spinach) hay còn gọi là rau chân vịt vào trứng của lợn nên thịt của nó có chất lượng như rau. Lợn Popeye có nạc nhiều mỡ, đặc biệt các loại mỡ bão hòa được chuyển hóa thành mỡ không bão hòa (linoleic acid).

Những trứng lợn được cài ADN rau bina sau bước thụ thai sẽ được cấy vào dạ con của lợn mang thai hộ, tạo ra giống lợn mang gen của cây trồng. Theo nữ tiến sĩ Akire Iritani giáo sư di truyền ở ĐH Kinki, người chủ trí nghiên cứu này thì lợn Popeye là động vật có vú đầu tiên mang gen của cây trồng. Sau khi ra đời nó khỏe mạnh và phát triển bình thường, không mắc các loại bệnh nan y nhưng thịt của nó lại có tác dụng tốt cho sức khỏe, tốt hơn thịt lợn bình thường. Đặc biệt các gen của cây trồng (gen thực vật) sẽ tạo ra những loại protein giống như tạo ra trong rau bina, nên những người ăn chay có thể dùng thịt lợn này thay cho thực đơn truyền thống.

Bò không sừng

Bò không sừng hay còn gọi là bò an toàn, không gây chấn thương cho con người. Sản phẩm của ĐH Minnesota, Mỹ (UOM) lai tạo ra bằng cách đưa 1 lô ADN vào hệ gen của bò Holstein, giống bò sản xuất sữa của Anh để triệt tiêu sừng phát triển. Những loại ADN bổ sung này được lấy từ những giống bò sữa khác nhưng không có sừng. Việc ra đời bò không sừng có tác dụng hạn chế những ca chấn thương do bò gây ra đối với người chăn nuôi cũng như những người đi đường, đồng thời hạn chế việc phải cắt sừng khi bò khi còn nhỏ, vừa gây đau lại gây nhiễm trùng ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi. Ngoài giống bò không sừng, các nhà khoa học còn lai tạo thành công giống bò cơ bắp có tên Belgian Blue (BB) bằng cách sử dụng một gen lỗi có tên là myostatin gene. Những con bò BB không chỉ có sức khỏe phi thường mà có lượng cơ bắp cao hơn tới trên 40% so với những giống bò thông thường khác. Sữa của bò này có tác dụng rất tốt cho những người trẻ tuổi. Qua phân tích 1 xuất thịt bò (120 gam) về hàm lượng mỡ, độ ẩm, protein và cholesterol thì thịt bò BB được xem là tối ưu. Ví dụ, thịt bò BB có chứa 7 gam mỡ so với 30 gam cho phép theo quy định Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA); hàm ẩm 71,7 gam/100 gam (so với 63,34 gam/100 gam theo quy định của USDA), protein 25 gam (18,78 gam) và cholesterol 64 mg so với 96 mg cho phép của USDA.

Muỗi chống sốt rét

Thông thường, muỗi là côn trùng lan truyền nhiều loại bệnh nan y, trong đó có bệnh sốt xuất huyết và sốt rét, riêng sốt rét hàng năm cướp đi trên 1 triệu sinh mạng và 300 triệu người khác bị nhiễm bệnh, nên cuộc chiến phòng chống sốt rét và sốt xuất huyết được con người quan tâm hàng đầu. Để ngăn ngừa bệnh sốt rét, nhóm chuyên gia ở ĐH Johns Hopkins Mỹ (JHU) Mỹ mới đây đã lai tạo thành công một loại muỗi có khả năng kháng lại ký sinh trùng plasmodium và không gây truyền bệnh sốt rét sau 9 thế hệ lai tạo có khả năng kháng sốt rét tới 70%. Ngoài khả năng kháng sốt rét, loại muỗi này còn mang theo protein phát màu huỳnh quang xanh (GFP) làm cho mắt của chúng có màu xanh biếc, giúp con người phân biệt muỗi hoang với muỗi chuyển gen (GM). Muỗi GM còn mang theo gen gây "đột tử" có thể truyền lại cho con cháu của chúng, làm cho hậu duệ của chúng chết trước khi đến tuổi trưởng thành và sinh sản. Mặc dù có lợi cho sức khỏe con người nhưng người ta cũng tính đến mặt trái của dự án gây ảnh hưởng đế hệ thống sinh thái, nhất là những động vật sống nhờ vào muỗi như dơi chẳng hạn, nếu muỗi tuyệt chủng thì dơi cũng dễ bề tuyệt chủng theo.

Lạc đà chữa bệnh di truyền

Các chuyên gia ở Trung tâm nghiên cứu sinh sản lạc đà Dubai (DCRC) thuộc Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất hiện đang thực hiện dự án tham vọng tạo ra những con lạc đà chuyển gen có khả năng sản xuất ra các protein dược phẩm mang trong sữa để sản xuất ra các loại thuốc trị lại những căn bệnh di truyền. Sở dĩ lạc đà được đưa vào tầm ngắm của dự án là do nó là con vật có sức khỏe tốt, kháng nhiều bệnh và thích ứng với môi trường khắc nghiệt, dễ nuôi và có sản phẩm cuối giá rẻ, hợp với nhiều thành phần trong xã hội. Dự án tạo lạc đà GM được khởi xướng từ năm 2003 và đến năm 2009 con lạc đà GM đầu tiên có tên là Injaz ra đời, sau đó đã sản xuất được mẻ sữa chữa bệnh đầu tiên. Các nhà khoa học Dubai gọi đây là giống lạc đà "đẳng cấp cao", các tế bào của nó hiện đã được đưa vào bảo quản trong ngân hàng, nó có khả năng sản xuất sữa "y học" ngay cả trong môi trường xa mạc, hiếm nước nên chất lượng sữa cao và mang dược tính lớn.

Gà trụi lông
Gà trụi lông

Gà trụi lông kháng bệnh cúm gia cầm

Các chuyên gia ở ĐH Hebren ở Jerusalem (Israel) mới đây đã tạo ra một giống gà GM trụi lông, có khả năng kháng lại bệnh cúm gia cầm. Dù không có lông lại có mào đỏ nên giống gà này trông rất ngộ nghĩnh và xấu mã. Đổi lại, nó có nhiều đặc tính ưu việt như có hàm lượng calo thấp, lớn nhanh, thân thiện với môi trường, chịu được nhiều loại bệnh, kể cả bệnh cúm gia cầm ngay từ khi mới lọt lòng mẹ. Đặc biệt gà không lông có chất lượng thịt tuyệt vời, có lợi cho sức khỏe con người và dễ nuôi. Nó được lai tạo giữa giống gà thông thường với gà trụi lông ở đầu và cổ (Naked neck), tuy nhiên giống gà này lại có nhược điểm không chịu được côn trùng, ký sinh trùng cắn và không phối giống được do cánh không có lông.

NAM BẮC GIANG (Theo LS- 7/2013)


Ý kiến của bạn