Phụ nữ mang thai và cho con bú không được uống bia. Theo Webmd, đối với phụ nữ đang mang thai, các chất trong bia có thể thông qua cuống rốn, khiến thai nhi mắc chứng ngộ độc bia, dễ dẫn đến các hiện tượng như dị dạng, sinh non. Bởi vậy, bạn nên ngừng uống bia ít nhất 2 tuần trước khi thời gian phẫu thuật dự kiến.
Người mắc bệnh tim, huyết áp cao. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bia chứa nhiều cồn dễ gây kích thích, khiến cho não trở nên hưng phấn. Ngoài ra, đồ uống này còn làm giãn các mạch máu trong cơ thể, khiến người uống thường hay đỏ mặt.
Do đó, những người mắc bệnh tim hoặc huyết áp cao uống bia có thể làm tình trạng của bệnh nặng hơn, gây loạn nhịp tim, căng mạch máu… dễ dẫn đến trụy tim, đứt mạch máu não, thậm chí tử vong.
Bia có chứa một lượng lớn chất purin, hợp chất hóa học có liên quan đến bệnh gút.
Một nghiên cứu đã ước tính rằng những người uống khoảng 354 ml bia mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh gút cao gấp 1,5 lần so với những người không uống. Đặc biệt, nó còn làm phát triển các triệu chứng, khiến bệnh nhân đau đớn hơn.
Theo Livestrong, bia có thể kích thích viêm loét dạ dày bằng cách tạo ra axit hydrochioric và pepsin, gây chướng bụng trên, khiến bạn buồn nôn hoặc nôn không kiểm soát và đau bụng dữ dội.
Ngoài ra, những gười này thường có nhiều axit dạ dày. Trong khi đó, bia chứa nhiều CO2, khi vào cơ thể sẽ gây đau bụng, thậm chí thủng ở vết loét, đe dọa tính mạng.
Sau khi vào cơ thể, chất cồn trong bia phải trải qua quá trình lọc và chuyển hóa ở gan. Các độc tố của bia sẽ tích tụ ở cơ quan này và làm cho bệnh ngày càng nặng thêm.
Đồ uống này có thể làm chậm hệ thống thần kinh trung ương. Do đó nhiều bác sĩ lo ngại rằng uống bia kết hợp với thuốc gây mê và một số loại thuốc khác được sử dụng trong và sau khi phẫu thuật có thể làm giảm hoạt động của hệ thống thần kinh.
Bởi vậy, bạn nên ngừng uống bia ít nhất 2 tuần trước khi thời gian phẫu thuật dự kiến.