5 điều cần phải biết về ung thư cổ tử cung

10-06-2015 15:06 | Đời sống
google news

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, không những cướp đi quyền làm mẹ mà ngay cả tính mạng của chị em phụ nữ cũng bị đe dọa nghiêm trọng.

Là căn bệnh rất nguy hiểm, tuy nhiên, theo khảo sát thì có khá nhiều chị em hiểu chứa đúng về căn bệnh này. Nó cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh ngày càng tăng lên.

Ung thư cổ tử cung là bệnh di truyền

Theo kết quả từ một cuộc khảo sát của các chuyên gia y tế Châu Á ở một số nước thì có tới 39 % phụ nữ cho rằng ung thư cổ tử cung là bệnh di truyền.

Đây là một cách hiểu hoàn toàn sai vì nguyên nhân gây nên ung thư cổ tử cung phần lớn là do virus HPV gây nên. Đây là loại virus lây nhiễm qua đường tình dục là chủ yếu và gây u nhú ở người.

Sống lành mạnh, vệ sinh cá nhân tốt sẽ không bị ung thư cổ tử cung?

Một số khác lại cho rằng ung thư cổ tử cung là do quan hệ bừa bãi, vệ sinh cá nhân kém khiến họ bị nhiễm HPV.

Thực tế thì không chỉ quan hệ bừa bãi hay mất vệ sinh vùng kín mới khiến bạn bị HPV mà nó còn có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau. Khi có sự tiếp xúc với nguồn bệnh HPV sẽ lây nhiễm sang bạn một cách dễ dàng.

HPV gây viêm nhiễm đường sinh dục ở nữ giới là rất phổ biến. Do đó, nó có thể gây bệnh ở bất kỳ phụ nữ nào. Chỉ là những phụ nữ có đời sống tình dục bừa bãi và vệ sinh cá nhân kém sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn mà thôi.

Đã nhiễm HPV thì chắc chắn bị ung thư cổ tử cung và HPV nào cũng gây ung thư?

HPV có nhiều chủng, các chủng có thể gây ung thư cổ tử cung cao như HPV chủng 16, 18, 31, 45,…có mặt trong hơn 80% các ca ung thư cổ tử cung.

Một số chủng khác “lành tính” hơn sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh cho phụ nữ. Khi người bệnh nhiễm virus, sức đề kháng tốt có thể sẽ “đánh bật” được chúng ra ngoài.

Số khác sự xuất hiện của HPV lâu năm hình thành nên ung thư cổ tử cung. Nhiều trường hợp do nguyên nhân viêm nhiễm nào đó lâu ngày không được điều trị cũng có thể phát triển thành ung thư cổ tử cung về sau.

Chỉ khám phụ khoa định kỳ và tầm soát là đủ?

Khám phụ khoa định kỳ để tầm soát ung thư cổ tử cung và các bệnh phụ khoa khác là điều cần thiết. Nó giúp bạn sớm phát hiện những hiện tượng khác thường hay ung thư cổ tử cung sớm.

Tuy nhiên, bạn không nên hiểu rằng khám phụ khoa định kỳ là có thể ngăn ngừa được ung thư cổ tử cung và các bệnh phụ khoa khác.

Nếu muốn phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất bạn cần được tiêm vác xin ngừa HPV.

Chủng ngừa ung thư cổ tử cung sớm là không cần thiết?

Nhiều người nghĩ rằng con gái chưa quan hệ tình dục, đang còn nhỏ thì không nên tiêm ngừa HPV.

Tuy nhiên, việc tiêm chủng ngừa HPV ở độ tuổi vị thành niên là là lứa tuổi tốt nhất để giúp cơ thể nhận diện, phòng ngừa bệnh tốt nhất.

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung như thế nào?

- Tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng là cách tốt nhất để ngăn ngừa sự lây nhiễm của HPV.

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ăn uống lành mạnh đủ chất giúp cơ thể có sức đề kháng tốt nhất.

- Khám phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện bệnh.

- Tiêm phòng vắc xin HPV.

 

 


Ý kiến của bạn