Hà Nội

5 dấu hiệu để phân biệt bệnh đậu mùa khỉ với thủy đậu

03-06-2022 17:19 | Y học 360
google news

SKĐS - Bệnh đậu mùa khỉ và bệnh thủy đậu có thể có chung một số triệu chứng như sốt, phát ban, đau nhức cơ thể và mệt mỏi, nhưng có thể nhận thấy sự khác biệt rõ ràng về tổn thương, thời kỳ ủ bệnh và lây truyền của chúng…Dưới đây là những cách để phân biệt 2 bệnh này.

Sự bùng phát của một căn bệnh mới - bệnh đậu mùa khỉ, đã tạo ra nhiều hoang mang trên thế giới. Mặc dù không phải là bệnh giống như bệnh thủy đậu nhưng một số triệu chứng của hai bệnh này rất giống nhau.

Trong cả hai bệnh, đều có các triệu chứng như bị cảm, sốt, phát ban, đau nhức và mệt mỏi. Các chuyên gia cho rằng, các triệu chứng của hai bệnh có thể giống nhau nhất là trong những ngày đầu, nên rất dễ nhầm lẫn.

photo-1654250151008

Bệnh đậu mùa khỉ và bệnh thủy đậu đều do virus gây ra nhưng vẫn có sự khác biệt.

Dưới đây là những cách giúp phân biệt hai bệnh này:

1. Khác nhau về loại virus

Hai căn bệnh này đều do virus gây ra:

- Thủy đậu do Varicella Zoster virus (VZV), không cùng họ với virus gây bệnh đậu mùa ở khỉ. Nó là một thành viên của gia đình Herpesviruses. Người ta đã xác nhận rằng phát ban do hai loại virus này biểu hiện khác nhau trên da.

-Virus đậu mùa khỉ thuộc chi Orthopoxvirus trong họ Poxviridae, không liên quan đến VZV. Bệnh đậu mùa khỉ là anh em họ của bệnh đậu mùa.

2. Khác nhau về tổn thương da

Mặc dù cả hai bệnh đều gây phát ban với các mụn nước nhỏ, nhưng có sự khác biệt về loại phát ban và sự phân bố của phát ban trên da.

Thủy đậu chỉ ảnh hưởng đến một phần của cơ thể nhưng bệnh đậu mùa khỉ có thể ảnh hưởng đến toàn bộ.

Bệnh đậu mùa khỉ có các tổn thương đồng bộ, tất cả các tổn thương thường trông giống nhau ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh. Các tổn thương da do virus đậu mùa khỉ thường có các hạch bạch huyết sưng lên có màu trắng trong khi bị thủy đậu, không sưng và thường có màu đỏ.

3.Sự lây truyền

Đối với bệnh đậu mùa khỉ:

-Virus gây đậu mùa khỉ có thể lây lan từ động vật sang người qua vết cắn hoặc vết xước của động vật bị nhiễm bệnh, khi tiếp xúc với động vật hoang dã, hoặc qua việc sử dụng các sản phẩm làm từ động vật bị nhiễm bệnh.

- Sự lây truyền cũng có thể xảy ra qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi (có thể dẫn đến bệnh đậu mùa khỉ bẩm sinh) hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh.

- Có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể hoặc vết loét trên người bị nhiễm bệnh hoặc với các vật liệu đã chạm vào dịch cơ thể hoặc vết loét, chẳng hạn như quần áo hoặc khăn trải giường.

Đối với bệnh thủy đậu:

-Bệnh thủy đậu dễ lây lan từ những người bị bệnh thủy đậu sang những người khác chưa từng mắc bệnh hoặc chưa từng được tiêm phòng.

-Nếu một người mắc bệnh này thì có tới 90% những người gần gũi với người đó không được miễn dịch cũng sẽ bị nhiễm bệnh.

-Virus lây lan chủ yếu qua tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh thủy đậu.

-Một người đã từng bị thủy đậu hoặc được chủng ngừa hiếm khi bị nhiễm lại. Đối với những người bị nhiễm lại, các triệu chứng cũng ít nghiêm trọng hơn.

Các kỹ thuật khuếch đại DNA như xét nghiệm PCR có thể được sử dụng để kiểm tra các tình trạng này và giúp phân biệt loại virus nào đang gây phát ban.

4. Các triệu chứng khác

Bệnh đậu mùa khỉ và thủy đậu cũng có thể được phân biệt thông qua các triệu chứng sau:

-Sốt: Phát ban trong đậu mùa khỉ xuất hiện từ 1 đến 5 ngày trong khi ở bệnh thủy đậu xuất hiện từ 1 đến 2 ngày sau khi sốt.

-Thời kỳ ủ bệnh: Thời kỳ ủ bệnh của bệnh đậu mùa khỉ từ 5 đến 21 ngày trong khi bệnh thủy đậu kéo dài từ 4 đến 7 ngày.

Mời độc giả xem thêm video:

7 lợi ích của vitamin C



Ngọc Bích
(Theo THS)
Ý kiến của bạn