Một thực tế rất đáng tiếc là rất nhiều người chưa hiểu biết nhiều về việc dưỡng gan nên dễ nảy sinh những thói quen xấu gây hại cho sức khỏe của lá gan.
Chức năng chính của gan là giải độc và làm sạch bên trong cơ thể. Gan nhiễm độc lâu dần sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác, lâu dần dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan...
Theo các chuyên gia y tế, khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu dưới đây rất có thể gan của bạn đã bị nhiễm độc, cần phải có phương pháp giải độc gan sớm nhất có thể:
Rối loạn tiêu hóa
Đây là triệu chứng thường gặp nhất, chiếm 60 - 80%. Biểu hiện cụ thể như: Không muốn ăn, đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu dẫn đến đau bụng thường xuyên, buồn nôn và nôn, sợ thịt, sợ mỡ, tiêu chảy hoặc táo bón, nước tiểu có màu vàng, phân vàng hoặc bạc. Các triệu chứng trên dẫn đến việc cơ thể bị trì trệ và suy nhược.
Mẩn ngứa, mề đay
Bị ngứa do gan nhiễm độc là tình trạng rất phổ biến. Các mụn nhọt, mẩn ngứa, nổi mề đay là dấu hiệu đặc trưng của bệnh,... Nguyên nhân nhiễm độc gan gây ngứa là do chức năng gan suy giảm nên việc thải độc cơ thể không còn hiệu quả, chất độc tích tụ gây kích ứng da.
Đau tức vùng hạ sườn phải
Người bệnh thường có cảm giác căng đau vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải. Trong một vài trường hợp khác có thể đau bụng dữ dội vùng túi mật.
Đổ mồ hôi
Khi gan bị nhiễm độc, chức năng hoạt động của gan sẽ bị suy giảm nên gây ra tình trạng nóng gan. Dấu hiệu để nhận biết là thường xuyên cảm thấy nóng trong người, đổ mồ hôi nhiều dù nhiệt độ mát mẻ và không quá nóng.
Vàng mắt, vàng da
Gan nhiễm độc trong thời gian dài làm suy gan, khiến lượng sắc tố bilirubin tích tụ trong máu. Chất này có thể ngấm vào các mô như da và mắt làm chúng chuyển sang màu vàng. Cụ thể, bilirubin là các hồng cầu già, bị vỡ và được xử lý tại gan. Tuy nhiên khi gan nhiễm độc, tế bào gan bị tổn thương và hủy hoại làm bilirubin không được thu nhận, đào thải, kết quả bị ứ trong máu và tích tụ tại niêm mạc khiến vùng dưới da và lòng trắng của mắt chuyển màu vàng.
6 điều gan sợ nhất, tốt nhất cần tránh xa
Những điều dưới đây nếu không được kiểm soát sẽ tác động xấu trực tiếp tới gan của bạn:
Thức khuya
Giữa nhịp sống bận rộn, con người có thói quen thức khuya hơn để giải quyết công việc, để giải trí hay để trò chuyện với bạn bè. Tuy nhiên, thức khuya dậy sớm, thiếu ngủ trầm trọng rất hại cho gan.
Theo lý luận về kinh mạch của đông y, khoảng thời gian từ 11 giờ đến 2 giờ sáng là lúc khí huyết kinh Can mạnh nhất, là thời gian gan bài độc mạnh mẽ. Để đạt được hiệu quả tốt nhất thì cơ thể phải ở trong trạng thái ngủ say. Nếu như thường xuyên thức khuya sẽ khiến gan không chịu nổi gánh nặng quá lớn, dễ phát bệnh về gan.
Chế độ ăn nhiều dầu mỡ
Nhiều người nghĩ rằng thực phẩm có hàm lượng dầu cao sẽ cung cấp cho cơ thể lượng dinh dưỡng dồi dào và nhiều năng lượng hơn, tuy nhiên thực phẩm quá nhiều dầu mỡ sẽ tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa và quá trình trao đổi chất. Nếu tiêu thụ quá nhiều thực phẩm trong thời gian dài, tỷ lệ mắc các bệnh về đường tiêu hóa và gan mật sẽ tăng lên đáng kể.
Bia rượu
Như chúng ta đã biết, gan phải hoạt động quá sức khi cơ thể bạn tiêu thụ một lượng lớn rượu bia. Rượu bia và chất có cồn sẽ tạo nên sự tích tụ ethanol trong cơ thể có thể gây tổn thương gan, gây viêm, gan nhiễm mỡ, xơ gan do rượu và thậm chí là ung thư gan.
Uống nhiều thuốc và thực phẩm chức năng
việc tự uống thuốc mà không theo sự chỉ định của bác sĩ, uống thuốc không đủ liều hoặc quá liều sẽ tạo nên chất độc cho gan và vô cùng nhiều hệ lụy khác. Vì thế, bạn nên bỏ dần thói quen tự mua thuốc mà hãy đến gặp các bác sĩ để được kê đơn chuẩn xác đồng thời kiểm tra sức khỏe kịp thời.
Giun sán
Thông thường, nếu ăn nhiều thực phẩm không được chế biến sạch sẽ, nguy cơ gan nhiễm giun, sán là rất cao. Sán lá gan thường sống trong cá nước ngọt, vì vậy, nếu ăn cá nước ngọt không đảm bảo vệ sinh hoặc có những cách sơ chế không sạch sẽ, gan của bạn sẽ nhiễm sán, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nấm mốc
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, những mốc bám trên thực phẩm quá hạn chứa aflatoxin, đây được coi là chất gây ung thư loại 1 và ảnh hưởng mạnh mẽ tới gan, vì vậy, bạn nên kiểm tra kĩ chất lượng của thực phẩm trước khi ăn để tránh gây hại cho sức khỏe.
Mời bạn đọc xem video đang được nhiều người quan tâm!
Lời khuyên dinh dưỡng cho bệnh nhân COVID-19 sau điều trị