Chất bổ sung hoạt động tốt nhất khi được sử dụng kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và kiểm soát căng thẳng.
Tuy nhiên, khi dùng chất bổ sung cần lưu ý, tự nhiên không có nghĩa là an toàn. Một số chất bổ sung có thể tương tác với các loại thuốc khác và gây ra các biến chứng. Do đó, điều quan trọng cần phải trao đổi với chuyên gia y tế trước khi bắt đầu thêm chất bổ sung vào chế độ điều trị giảm đau lưng.
1. Glucosamine và chondroitin giảm đau lưng
Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, glucosamine và chondroitin đều là những hợp chất xuất hiện tự nhiên trong cơ thể (glucosamine trong chất lỏng xung quanh khớp và chondroitin trong sụn xung quanh khớp).
Mặc dù không có nghiên cứu nào về hiệu quả của việc bổ sung glucosamine, chondroitin đối với những người bị đau lưng, nhưng đã có những nghiên cứu cho thấy tác dụng có ý nghĩa, tác động đến chứng đau đầu gối mạn tính.
Tùy từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ tư vấn dùng glucosamine và chondroitin để giảm đau lưng.
Theo đó, nhiều người sử dụng các chất này để điều trị các tình trạng đau mạn tính khác như đau thắt lưng, nhưng nó không giúp ích cho tất cả bệnh nhân. Do đó, bác sĩ sẽ xem xét các yếu tố cá nhân, bao gồm tuổi tác và sức khỏe tổng thể, để xác định liều lượng thích hợp cho từng cá nhân cụ thể.
2. Vitamin D
Nếu bạn bị đau lưng, việc thiếu vitamin D có thể khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn. Một nghiên cứu được công bố trên Pain Doctor cho thấy, cơn đau dữ dội có liên quan đến tỷ lệ thiếu vitamin D cao ở những người bị hẹp cột sống thắt lưng - một tình trạng có triệu chứng là đau lưng dưới.
Mức khuyến nghị hàng ngày (hay RDA) của vitamin D là 15 microgam đối với hầu hết mọi người. Ngoài ra, bác sĩ sẽ xác định liều lượng khuyến nghị dựa trên nhu cầu riêng của từng cá nhân
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và thực phẩm tăng cường vitamin D, chẳng hạn như sữa, sẽ cung cấp chất cho cơ thể chất dinh dưỡng này.
Việc tăng lượng axit béo omega-3 hấp thụ có thể giúp giảm chứng viêm gây đau lưng. Các chất bổ sung có sẵn ở dạng lỏng hoặc viên nang.
Trao đổi với bác sĩ để dùng liều lượng thích hợp, vì liều omega-3 cao hơn có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ loại thuốc làm loãng máu nào bạn có thể đang dùng.
Ngoài ra, có thể tăng lượng omega-3 hấp thụ chỉ bằng cách ăn nhiều cá có dầu hơn, chẳng hạn như cá hồi, cá mòi và cá ngừ cũng như các loại rau lá xanh đậm...
4. Nghệ
Nghệ có đặc tính chống viêm, nên là một trong những chất bổ sung nên dùng. Loại gia vị này thường được sử dụng trong các món cà ri Ấn Độ, có thể được dùng dưới dạng bột, viên nang, dưới dạng chiết xuất dạng lỏng hoặc trà nghệ.
Theo Trung tâm Y học Bổ sung và Thay thế Quốc gia (NCAAM), nghệ được coi là an toàn cho hầu hết người lớn, nhưng sử dụng kéo dài có thể gây khó chịu cho dạ dày. Là một thực phẩm bổ sung trong chế độ ăn uống, nghệ không được khuyến khích dùng cho những người mắc bệnh túi mật, vì có thể làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Nghệ có tác dụng chống viêm giúp giảm đau lưng.
5. Capsaicin
Capsaicin là chất tạo nên vị cay của ớt, có lịch sử lâu dài được sử dụng cho mục đích y học. Mặc dù có nguồn gốc từ thực phẩm, capsaicin không phải là chất bổ sung dinh dưỡng mà được sản xuất dưới dạng kem, thường được bôi ngoài da, ba đến bốn lần một ngày hoặc miếng dán dùng một lần.
Thuốc hoạt động bằng cách làm mất cảm giác các kênh truyền tín hiệu đau đến các thụ thể trong não.
Capsaicin không phải là chất bổ sung dinh dưỡng mà được sản xuất dưới dạng kem, thường được bôi ngoài da giúp giảm đau.