5 chất bổ sung có thể tương tác bất lợi với thuốc điều trị bệnh

25-10-2022 14:00 | An toàn dùng thuốc

SKĐS - Các chất bổ sung có thể không chỉ tương tác bất lợi với nhau mà còn với các loại thuốc mà người bệnh đang dùng để điều trị bệnh. Do đó, trước khi muốn dùng bất kỳ chất bổ sung nào, nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế…

Các khoáng chất thường gặp, nếu uống cùng nhau sẽ gây bất lợiCác khoáng chất thường gặp, nếu uống cùng nhau sẽ gây bất lợi

SKĐS - Các khoáng chất như magiê, canxi, sắt, đồng… có vai trò quan trọng trong cơ thể, nhưng cơ thể lại không tự sản xuất được mà phải cung cấp từ bên ngoài qua ăn, uống. Tuy nhiên cần lưu ý các tương tác bất lợi khi bổ sung cùng nhau.

Nhiều người dùng chất bổ sung để giúp cải thiện tình trạng sức khỏe hoặc bồi bổ cơ thể. Vitamin, khoáng chất, thảo mộc và men vi sinh... là tất cả các loại chất bổ sung có thể hỗ trợ sức khỏe.

Các chất bổ sung có thể có lợi, nhưng chúng cũng có thể có những nguy cơ đối với sức khỏe. Ví dụ, đôi khi các thành phần trong một số chất bổ sung có thể làm thay đổi các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm hoặc có tác động tiêu cực trong quá trình phẫu thuật. Những rủi ro có thể xảy ra khi dùng thực phẩm chức năng và rủi ro càng tăng nếu dùng nhiều loại một lúc.

Một số chất bổ sung chế độ ăn uống có thể thay đổi sự hấp thụ, chuyển hóa hoặc bài tiết của thuốc, làm ảnh hưởng đến hiệu lực của thuốc.

Ngay cả những chất bổ sung phổ biến nhất cũng có thể có những tương tác với thuốc và các chất bổ sung khác…

chất bổ sung

Ngay cả những chất bổ sung phổ biến nhất cũng có thể có những tương tác với thuốc và các chất bổ sung khác.

1. Chất bổ sung kẽm

Kẽm là một khoáng chất có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, như tăng cường miễn dịch, chữa lành vết thương, là thành phần thiết yếu của nhiều loại protein, giúp cho sự tăng trưởng, phân chia tế bào, phát triển hệ xương và cơ, tái tạo các tế bào thần kinh võng mạc… nhưng kẽm có thể tương tác với nhiều loại thuốc bao gồm:

- Một số loại kháng sinh - đặc biệt là kháng sinh quinolon (như cipro) và kháng sinh tetracycline - tương tác với kẽm trong đường tiêu hóa và làm giảm hấp thu của cả hai chất này (cả kẽm và kháng sinh). Nếu bạn cần dùng cả hai, hãy uống kháng sinh ít nhất 2 giờ trước khi bổ sung kẽm hoặc 4-6 giờ sau khi bổ sung kẽm.

- Kẽm làm giảm sự hấp thụ và hoạt động của penicillamine, được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp. Nếu bạn cần dùng cả hai, nên uống bổ sung kẽm ít nhất hai giờ trước hoặc sau khi dùng penicillamine, để đảm bảo cho sự hấp thu của penicillamine.

2.Canxi

canxi

Không nên dùng canxi cùng lúc với thuốc trị loãng xương

Canxi có thể gây trở ngại cho nhiều loại thuốc, bao gồm thuốc điều trị loãng xương theo toa như bisphosphonates (như alendronate), một số loại thuốc huyết áp, kháng sinh thuộc họ tetracycline, quinolone và levothyroxine (điều trị suy giáp). Do đó, không nên dùng canxi cùng lúc với các loại thuốc điều trị bệnh này…

3.Vitamin D

vitamin D

Vitamin D có thể ảnh hưởng đến thuốc trị cao huyết áp.

Vitamin D có thể làm giảm hiệu quả của thuốc hạ cholesterol như atorvastatin (lipitor) và cũng có thể ảnh hưởng đến một số loại thuốc trị cao huyết áp. Dùng liều cao vitamin D cùng với thuốc lợi tiểu có thể dẫn đến quá nhiều canxi trong cơ thể, có thể gây ra các vấn đề về thận.

4.Dầu cá

dầu cá

Dầu cá có thể làm tăng nguy cơ chảy máu khi dùng với các thuốc làm chậm đông máu

Dùng dầu cá với các loại thuốc hạ huyết áp có thể làm tăng tác dụng của các loại thuốc này và có thể làm giảm huyết áp quá nhiều. Bạn cũng nên cẩn thận khi dùng dầu cá cùng với các loại thuốc khác có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, chẳng hạn như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen.

Ngoài ra, dùng liều cao dầu cá với các loại thảo mộc làm chậm đông máu (bao gồm cả ginkgo biloba) có thể gây chảy máu.

5.Melatonin

melatonin

Melatonin tương tác với rất nhiều loại thuốc.

Melatonin là một loại hormone có tác dụng gây buồn ngủ, được cơ thể tạo ra nhiều vào ban đêm, thường bắt đầu tăng vào buổi tối khi mặt trời lặn và giảm dần vào buổi sáng khi mặt trời mọc. Nó giúp điều chỉnh nhịp sinh học và giấc ngủ. Một số người dùng melatonin để giúp ngủ khi bị trái múi giờ. Thế nhưng melatonin có thể tương tác với một số loại thuốc, bao gồm:

 Melatonin có thể khiến bạn buồn ngủ, nếu dùng cùng với các loại thuốc an thần (như benzodiazepin, chất gây nghiện và một số thuốc chống trầm cảm) có thể gây buồn ngủ quá mức. Dùng melatonin với các chất bổ sung khác có đặc tính an thần (bao gồm cả St. John's wort và valerian) có thể làm tăng tác dụng và tác dụng phụ của melatonin.

Melatonin cũng có thể làm chậm quá trình đông máu, do đó, dùng nó với các loại thuốc chống đông máu như heparin hoặc warfarin (coumadin) có thể làm tăng khả năng bị bầm tím và chảy máu.

Tránh sử dụng melatonin nếu bạn đang dùng thuốc để kiểm soát huyết áp, vì nó có thể làm tăng huyết áp.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng thuốc tránh thai có thể làm tăng nồng độ melatonin, do đó làm tăng tác dụng và tác dụng phụ có thể có của chất bổ sung melatonin.

Mời độc giả xem thêm video:

Cách dùng kỷ tử để tăng cường sức khoẻ

DS Nguyễn Thu Giang
Ý kiến của bạn