Gãy xương là một chấn thương rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi. Nếu bị gãy xương có thể cần phải phẫu thuật. Một số người chỉ cần nẹp, bó bột, hoặc treo để xương lành lại. Mất bao lâu để hồi phục hoàn toàn tùy thuộc vào xương nào bị gãy, vị trí gãy xương và nguyên nhân gây ra gãy xương.
1. Đông y có chữa được gãy xương không?
Đông y có thể hỗ trợ điều trị gãy xương nhưng không thể thay thế hoàn toàn Tây y để chữa. Để đảm bảo hiệu quả điều trị, nên kết hợp cả hai phương pháp và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Tây y sử dụng phương pháp chính thống để điều trị gãy xương, bao gồm các kỹ thuật như bó bột, nẹp, phẫu thuật để cố định xương gãy, kết hợp với vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng.
Đông y tập trung vào việc giảm đau, tiêu viêm, thúc đẩy tuần hoàn máu, hỗ trợ quá trình liền xương. Đông y thường sử dụng các bài thuốc, châm cứu, xoa bóp... để điều trị.
2. Gãy xương có nguy hiểm không?
Theo BS. Phan Bá Hải, chuyên khoa Phẫu thuật Chi trên và Y học thể thao - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, gãy xương gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Nếu không được điều trị đúng cách, gãy xương có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí gãy xương, mức độ gãy; tuổi tác và sức khỏe.
Những nguy hiểm có thể xảy ra khi gãy xương như nhiễm trùng, tổn thương mạch máu và thần kinh gây chảy máu, tê liệt, thậm chí hoại tử. Chảy máu nhiều có thể gây sốc mất máu, nguy hiểm đến tính mạng. Nếu xương không được cố định đúng vị trí, có thể gây biến dạng khớp, ảnh hưởng đến chức năng vận động. Ở người già, gãy xương có thể làm tăng nguy cơ loãng xương ở các vị trí khác.
3. Gãy xương có chữa khỏi được không?
Cũng theo BS. Phan Bá Hải, với sự phát triển của y học hiện đại, các trường hợp gãy xương đều có thể được điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, thời gian để xương lành và khả năng phục hồi chức năng hoàn toàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí gãy xương, mức độ gãy, tuổi tác và sức khỏe, phương pháp điều trị và quá trình hồi phục sau khi gãy xương…
Do đó, người bị gãy xương sau khi được điều trị phẫu thuật và trong quá trình hồi phục cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ như thuốc theo đúng chỉ định, đến khám lại đúng hẹn; Vận động nhẹ nhàng, tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ để tăng cường tuần hoàn máu, giúp xương nhanh liền; Ăn uống đủ chất, đặc biệt là canxi và vitamin D để hỗ trợ quá trình liền xương.
Người bị gãy xương tuyệt đối không tự ý nắn chỉnh xương gãy tại nhà, không sử dụng các bài thuốc dân gian không rõ nguồn gốc. Đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu bị gãy xương để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Với sự chăm sóc đúng cách, hoàn toàn có thể hồi phục sau khi bị gãy xương và trở lại cuộc sống bình thường.
4. Cách chăm sóc người bị gãy xương tại nhà
Đối với bệnh nhân gãy xương, tùy vào vị trí tổn thương và mức độ tổn thương ở người bệnh mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị khác nhau, có thể là bó bột hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, dù là phương pháp nào thì người bệnh cũng cần có chế độ chăm sóc và phục hồi khoa học để giúp xương nhanh liền lại.
Chế độ ăn:
Người bị gãy xương nên có một chế độ ăn uống khoa học giúp bổ sung đầy đủ các chất và giúp xương nhanh chóng liền lại và ngược lại. Một số thực phẩm mà người bệnh gãy xương nên ăn bao gồm các thực phẩm giàu canxi (rau chân vịt, măng tây, cải cúc, cải xoăn, cải bắp, sữa không béo, hạt mè, rong biển, cá biển, sữa đậu nành, sữa chua, hạnh nhân...); Thực phẩm nhiều magie (thịt, sữa, đậu tương, bơ, cá thu, lạc, rau ngót, chuối, cá chép…); Thực phẩm nhiều kẽm (hải sản, ngũ cốc, trứng, khoai tây, cà rốt…); Bổ sung vitamin B6 và vitamin B12 để tăng cường sức đề kháng, giúp duy trì sức khỏe tốt và cơ thể mau chóng hồi phục các tổn thương xương.
Người bị gãy xương nên tránh uống rượu bia, chất kích thích; Hạn chế sử dụng đồ ăn chiên xào, dầu mỡ nhiều; không ăn đồ ngọt; Không uống nước trà quá đặc vì nó không tốt cho sự phát triển của xương khớp.
Một số lưu ý khác:
- Nếu xuất hiện cảm giác chật chội, căng tức phần chi bó bột, sưng nề, tê, lạnh, tím các đầu chi thì cần thông báo cho bác sĩ để nới bột kịp thời, tránh tình trạng chèn ép bột gay hoạt tử chi vùng bó bột;
- Áp dụng một số biện pháp giảm sưng nề như kê cao chi được bó bột trong khoảng 72 giờ sau bó bột để máu trở về tim được dễ dàng. Đồng thời nên tập vận động lên cơ, gồng cơ các đầu chi không phải bó bột, chườm đá lạnh để giảm đau;
- Những ngày đầu sau bó bột cần giữ cho bột khô ráo, nếu bột bị thấm nước hoặc ẩm thì có thể gây ngứa ngáy, kích ứng da;
- Luôn giữ cho bột sạch sẽ và lau sạch phần đầu chi không có bột;
- Khi bị ngứa không được dùng các vật dụng như que để gãi ngứa vì dễ gây viêm da, tổn thương da;
- Người bệnh tuyệt đối không được tự ý cắt ngắn bột hoặc cắt xén mép bột khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ;
- Chú ý màu sắc da quanh mép bột, nếu thấy bị trầy xước, tấy đỏ thì cần tái khám ngay.
Trong vòng 24 giờ đầu sau mổ gãy xương thì người bệnh được theo dõi thường xuyên nhằm phát hiện tình trạng tai biến của gây mê, phẫu thuật. Nếu có tai biến xảy ra thì phải xử trí kịp thời và báo ngay cho bác sĩ.
5. Chi phí khám điều trị bệnh đa u tủy xương
Gãy xương có thể khám và điều trị tại các bệnh viện đa khoa hoặc các bệnh viện chuyên khoa xương khớp.
Chi phí các xét nghiệm cụ thể: Bao gồm xét nghiệm máu giúp đánh giá ban đầu tình trạng sức khỏe tổng quát, chụp X-quang giúp xác định vị trí và mức độ gãy xương, siêu âm, đối với những trường hợp gãy xương phức tạp, bác sĩ có thể chỉ định chụp CT hoặc MRI để đánh giá chi tiết hơn về tổn thương.... và mỗi xét nghiệm sẽ có chi phí khác nhau tùy theo người bệnh lựa chọn bảo hiểm y tế hoặc tự nguyện, theo yêu cầu được thông báo trên bảng tin của các bệnh viện.
Mức chi phí cơ bản khi thực hiện cho người bj gãy xương theo mức độ gãy xương theo giá dịch vụ theo yêu cầu hoặc mức bảo hiểm y tế được hưởng.
Xem thêm: