5 cách mà dinh dưỡng và lối sống có thể giúp bạn giảm stress

24-12-2016 08:00 | Dinh dưỡng
google news

SKĐS - Stress là một phần tất yếu của cuộc sống, nhưng làm thế nào để kiểm soát được stress trong thời gian dài lại điều vô cùng quan trọng với sức khỏe.

Trong một khảo sát mới đây của Hiệp hội Tâm Lý Mỹ (American Psychological Association), stress sẽ dẫn đến những hành vi không tốt cho sức khỏe, từ mất ngủ cho tới ăn quá nhiều hay ăn những thức ăn không lành mạnh.

Matthew Kuchan, tiến sĩ, nhà nghiên cứu khoa học cấp cao của Abbott

Tình trạng stress trong thời gian dài có thể gây ra một loạt các vấn đề về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Vì lí do đó, chúng ta cần nhận ra những dấu hiệu của stress và giải quyết chúng bằng giấc ngủ, các bài tập thể dục và bằng dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể. Hầu hết mọi người không nhận ra điều này, nhưng một chế độ dinh dưỡng tốt cũng hiệu quả như tắm trong bọt xà phòng để giải tỏa stress, thậm chí còn hiệu quả hơn.

Matthew Kuchan, tiến sĩ, nhà nghiên cứu khoa học cấp cao của Abbott cho biết “Ăn uống theo một chế độ giàu thực phẩm lành mạnh như các loại rau xanh đậm và thịt nạc giúp xây dựng một nền tảng vững chắc cho cơ thể cũng như giảm viêm nhiễm và quá trình oxy hóa. Kết hợp các chất có trong những loại thực phẩm nhất định với một chế độ ăn uống lành mạnh là cách hữu hiệu để chống lại tác dụng phụ của stress trên cơ thể.”

Cụ thể, các loại thực phẩm lành mạnh làm giảm viêm nhiễm trong cơ thể. Dù viêm nhiễm không phải là xấu vì đó là phản ứng của cơ thể với các chấn thương, stress hay thậm chí là tập thể dục nhưng nếu quá nhiều hoặc quá lâu cũng có thể gây ra căng thẳng oxy hóa. Ở mức độ cân bằng, căng thẳng oxy hóa giúp chữa lành cơ thể nhưng căng thẳng oxy hóa mãn tính hay không kiểm soát lại gây hại đến nội tạng.

Với cuộc sống 24/7 ngày nay, điều quan trọng hơn bao giờ hết là hãy dành thời gian chăm sóc bản thân. Stress có thể gây tác động lớn đến tâm trí và cơ thể. Nếu bạn thấy căng thẳng, hãy nhớ kĩ 5 lời khuyên dưới đây.

1. Chú ý đến chế độ ăn uống

Ăn những thực phẩm giàu chất chống viêm như axit béo không no (cá hồi, cá ngừ,..), chất chống oxy hóa, polyphenol và carotenoid (chocolate đen, rau xanh đậm, ớt chuông màu sáng và rượu). Những thực phẩm này đều nằm trong chế độ ăn uống vùng Địa Trung Hải và đều tốt cho việc giảm viêm.

2. Ăn tại nhà

Ăn tại nhà thường đồng nghĩa với ăn uống lành mạnh hơn vì bạn có thể kiểm soát được thành phần trong bữa ăn. Một cách để việc ăn uống lành mạnh dễ dàng hơn là giữ thức ăn tươi ngon bổ dưỡng trong tầm tay. Một vài loại thực phẩm cũng có thể trữ đông lạnh hoặc để khô (các loại hạt, trái cây và ngũ cốc nhiều chất xơ).

3. Tập luyện thể dục

Dù khi bị stress, bạn thường cảm thấy không muốn vận động, nhưng việc tập thể dục khi bị stress lại rất quan trọng. Các hoạt động thể chất giúp giải phóng endorphins và giảm lượng adrenaline và cortisol giúp giảm căng thẳng thần kinh. Endorphin là hợp chất hóa học trong não bộ giúp kích thích các tế bào gây cảm giác hưng phấn và giúp cơ thể được thư giãn.

4. Ngủ đủ giấc

Một nghiên cứu đăng trên tờ Tạp chí về sinh học con người Mỹ cho thấy ngủ không đủ giấc làm thay đổi sự tiết hormone gây đói, khiến bạn đói và ăn nhiều hơn. Đây là lí do chúng ta có thể ăn quá nhiều khi căng thẳng hay buồn ngủ. Hãy ngủ đủ 7-8 tiếng trong một đêm.

5. Uống nhiều nước và bớt cà phê

Bạn đã bao giờ cảm thấy bồn chồn vì uống quá nhiều caffeine? Nghiên cứu cho thấy rằng caffeine có thể khiến các phản ứng khi stress trở nên tồi tệ hơn vì vậy dù cà phê có thể giúp bạn tỉnh táo, hãy uống nước vào buổi chiều.

“Cuối cùng, đừng nản lòng khi bị stress. Ăn uống theo một chế độ lành mạnh là điều không hề dễ dàng và những thói quen mới bao giờ cũng cần thời gian” Kuchan nói.

Dinh dưỡng đúng chính là nền tảng cho sức khỏe tốt, là điều kiện tiên quyết để mọi người ở mọi độ tuổi có thể có cuộc sống trọn vẹn nhất. Chuyên mục “Dinh dưỡng cho cuộc sống trọn vẹn” do Báo Sức khỏe & Đời sống kết hợp với Abbott Việt Nam – công ty chăm sóc sức khỏe toàn cầu thực hiện sẽ giới thiệu những kết quả nghiên cứu khoa học mới nhất về dinh dưỡng, những kiến thức hữu ích về thực hành dinh dưỡng trong cuộc sống và điều trị bệnh, bao gồm các chủ đề dinh dưỡng cho phụ nữ; bà mẹ và trẻ em; dinh dưỡng cho người lớn tuổi và người bệnh; dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe.


Ý kiến của bạn