1. Rối loạn cương dương là gì?
Rối loạn cương dương hay còn gọi là "bất lực", nghĩa là không có khả năng đạt được và giữ được sự cương cứng đủ để quan hệ tình dục.
Đôi khi, có vấn đề về cương cứng không nhất thiết phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu rối loạn cương dương là một vấn đề diễn ra kéo dài, nó có thể gây ra căng thẳng, ảnh hưởng đến sự tự tin của nam giới và ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng.
Đáng lưu ý là, trong một số trường hợp các vấn đề trong việc cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe tiềm ẩn cần được điều trị và là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim.
Đối với nam giới, bệnh đái tháo đường type 1 và type 2 có thể dẫn đến tăng nguy cơ rối loạn cương dương. Điều quan trọng cần lưu ý là rối loạn cương dương có thể liên quan đến lượng máu không đủ chảy đến dương vật (mạch máu), các vấn đề cảm xúc như trầm cảm (tâm lý) hoặc các vấn đề với dây thần kinh dương vật (thần kinh). Bệnh đái tháo đường có thể gây ra rối loạn cương dương vì nó có thể làm hỏng nguồn cung cấp máu đến dương vật và các dây thần kinh kiểm soát sự cương cứng. Hoặc do quản lý bệnh đái tháo đường không tốt có thể dẫn đến rối loạn chức năng cương dương do ảnh hưởng đến máu.
Nếu nam giới lo lắng về chứng rối loạn cương dương, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Đôi khi, điều trị một tình trạng cơ bản là đủ để đẩy lùi chứng rối loạn cương dương. Trong các trường hợp khác, có thể cần dùng thuốc hoặc các phương pháp điều trị trực tiếp khác.
2. Các cách khắc phục rối loạn cương dương
Cho dù nam giới đang bị rối loạn cương dương hay đang lo lắng nếu bị rối loạn cương dương làm cách nào tránh khỏi tình trạng này, hãy thử 5 cách sau để vượt qua rối loạn cương dương để có sức khỏe tốt hơn và đời sống tình dục tốt hơn.
2.1 Bắt đầu đi bộ
Đi bộ là bài tập tuyệt vời mà hầu hết mọi người đều có thể làm và đối với nam giới, nó có tác dụng ngăn ngừa rối loạn cương dương bằng cách cải thiện lưu lượng máu giúp giảm hình thành mảng bám và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Khi nam giới bị rối loạn cương dương, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tim do lượng máu lưu thông giảm.
Chỉ 30 phút đi bộ mỗi ngày có thể giảm 41% nguy cơ mắc rối loạn cương dương. Tập thể dục vừa phải có thể giúp phục hồi hoạt động tình dục ở nam giới trung niên béo phì bị rối loạn cương dương.
Một nghiên cứu năm 2015 được công bố trên Tạp chí Tim mạch Hoa Kỳ, cho thấy những người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cấp tính thời điểm đó , đã báo cáo giảm rối loạn cương dương khi họ tham gia chương trình đi bộ tại nhà. Những người đàn ông được coi là có nguy cơ tim mạch thấp được chọn ngẫu nhiên vào nhóm đi bộ tại nhà hoặc nhóm đối chứng được chăm sóc bình thường. Ba mươi ngày sau, các nhà nghiên cứu xác định khả năng chức năng bằng bài kiểm tra đi bộ kéo dài 6 phút và đánh giá chức năng tình dục bằng bảng câu hỏi Chỉ số chức năng cương dương quốc tế.
Kết quả từ nghiên cứu cho thấy rằng so với ban đầu, sau 30 ngày có mức tăng rối loạn cương dương 9% ở nhóm đối chứng trái ngược với mức giảm 71% ở nhóm đi bộ tại nhà.
2.2 Ăn đúng cách
Ăn một chế độ ăn nhiều thực phẩm tự nhiên như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và cá, ít thịt đỏ và đã qua chế biến cũng như ngũ cốc tinh chế làm giảm khả năng mắc rối loạn cương dương.
Không có thực phẩm đặc biệt nào để ngăn ngừa triệt để chứng rối loạn cương dương. Tuy nhiên, có một số bằng chứng cho thấy một số loại thực phẩm có thể hữu ích.
Bác sĩ Firouz Daneshgari, Khoa tiết niệu tại Trường Y Đại học Case Western Reserve và Trung tâm Y tế Bệnh viện Đại học Case Western Reserve ở Cleveland cho biết: "Bằng chứng cho thấy thực phẩm có thể giúp chữa rối loạn cương dương có thể liên quan đến kết nối mạch máu. Các vấn đề về rối loạn cương dương thường là do không có nguồn cung cấp máu tốt đến dương vật, vì vậy các loại thực phẩm tốt cho hệ thống mạch máu của bạn cũng có thể giúp ngăn ngừa rối loạn cương dương".
2.3 Chú ý đến sức khỏe mạch máu
Huyết áp cao, lượng đường trong máu cao, cholesterol cao và chất béo trung tính cao đều có thể làm hỏng các động mạch ở tim gây đau tim, ở não gây đột quỵ và dẫn đến gây rối loạn cương dương. Vòng bụng to cũng góp phần rối loạn cương dương. Vì vậy, nam giới nên kiểm tra hệ thống mạch máu để biết tim, não và dương vật có hoạt động tốt hay cần điều chỉnh thông qua thay đổi lối sống và nếu cần có thể dùng thuốc.
2.4 Giữ dáng, duy trì cân nặng
Vòng bụng nhỏ, thon gọn là một biện pháp bảo vệ tốt, một người đàn ông có vòng eo 106cm có nguy cơ bị rối loạn cương dương cao hơn 50% so với người có vòng eo 81cm. Giảm cân có thể giúp chống lại chứng rối loạn cương dương, do đó, đạt được cân nặng hợp lý và duy trì cân nặng là một chiến lược tốt khác để tránh hoặc khắc phục chứng rối loạn cương dương.
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch máu và bệnh đái tháo đường, đây là hai nguyên nhân chính gây rối loạn cương dương ở nam giới. Các chất béo dư thừa can thiệp vào một số hormone cũng có thể là một phần của vấn đề gây ra rối loạn cương dương .
2.5 Hoạt động cơ bắp
Sàn chậu khỏe giúp tăng cường độ cứng trong quá trình cương cứng và giúp máu không rời khỏi dương vật bằng cách ấn vào một tĩnh mạch chính. Trong ba tháng, nam giới tập các bài tập Kegel hai lần mỗi ngày kết hợp với thay đổi lối sống như bỏ hút thuốc, giảm cân, hạn chế rượu sẽ có tác dụng tốt hơn. Có thể vận dụng một vài bài tập sau:
Kích hoạt cơ sàn chậu: Bài tập này đơn giản nhưng quan trọng giúp kích hoạt cơ sàn chậu của người tập.
- Nằm xuống với đầu gối cong, bàn chân phẳng trên sàn và cánh tay ở hai bên.
- Thở ra và ép cơ sàn chậu đếm ba.
- Hít vào và thả ra khi đếm đến ba.
- Hãy dành thời gian xác định nhóm cơ phù hợp - những cơ nằm ở dưới cùng của khung xương chậu. Thay vào đó, bạn có thể vô tình làm co các cơ khác, đặc biệt là các cơ ở bụng, mông hoặc chân.
Cong xương chậu: Bài tập này phổ biến trong môn Pilates, bài tập tăng sức mạnh cho cơ bắp.
- Nằm xuống với đầu gối cong, bàn chân phẳng trên sàn và cánh tay ở hai bên.
- Giữ cột sống ở vị trí trung tính, với một khoảng trống nhỏ giữa giữa lưng và sàn nhà.
- Thở ra và vận động các cơ sàn chậu.
- Nghiêng khung xương chậu lên trên về phía rốn, đồng thời ấn lưng phẳng xuống sàn.
- Từ từ nâng mông và đẩy gót chân xuống sàn.
- Ép mông trong khi nâng nó lên và lưng dưới và lưng giữa.
- Trọng lượng của cơ thể nên dồn lên vai.
- Hít thở ba lần và siết chặt cơ mông và cơ sàn chậu.
- Từ từ hạ mông và lưng, các đốt sống bằng đốt sống, xuống sàn.
- Lặp lại 3 đến 4 lần ban đầu và tăng tối đa 10 lần lặp lại.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Lợi ích của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân trước khi kết hôn